Công ty luật TNHH Sao Sáng

luatsaosang@gmail.com 0936653636

Giải quyết quyền lợi của khách hàng theo quy định của pháp luật an sinh xã hội hiện hành

2:12 SA
Thứ Hai 14/06/2021
 1509

Khách hàng hỏi:

Ông M là thương binh bị suy giảm 45% khả năng lao động. Tháng 1/1997, ông M vào làm bảo vệ cho công ty X. Tháng 12/2020, vết thương chiến tranh tái phát, ông phải vào viện điều trị mất 2 tháng. Sau khi ra viện ông được xác định suy giảm 61% khả năng lao động.

Do sức khoẻ yếu nên tháng 5/2021, ông M làm đơn xin nghỉ việc. Lúc này ông đã 57 tuổi, thời gian công tác trong lực lượng vũ trang được chốt sổ là 5 năm.

Luật sư cho tôi hỏi, theo quy định của pháp luật an sinh xã hội hiện hành thì ông M sẽ được quyền lợi gì?

Luật sư trả lời:

Những quyền lợi mà ông M được hưởng theo quy định của pháp luật an sinh xã hội hiện hành là: chế độ ưu đãi xã hội, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.

     *Nhận định vấn đề:

Thứ nhất, Ông M làm bảo vệ cho công ty X từ tháng 1/1995 nên mặc nhiên coi rằng thời gian đóng BHXH tính từ lúc đó. Ông M nghỉ việc để điều trị vết thương chiến tranh tái phát từ tháng 12/2020 đến hết tháng 01//2020 và tiếp tục đi làm đến tháng 05/2021. Cộng với thời gian công tác trong lực lượng vữ trang có tham gia bảo hiểm được chốt sổ là 5 năm. Do vậy, tổng thời gian ông M đóng BHXH là 29 năm.

Thứ hai, Ông M làm việc cho công ty X từ 1/1997 đến tháng 05/2021 nên có thể xác định hợp đồng lao động giữa ông M và công X là loại hợp đồng lao động không xác định thời hạn. Chính vì vậy, căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 1 điều 2 và điều 24 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, ông M thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc do làm việc theo hợp đồng không xác định thời hạn.

1. Giải quyết chế độ ưu đãi xã hội

     Theo tình huống ông M được xác định là thương binh suy giảm 45% khả năng lao động nên ông M sẽ được hưởng chế độ ưu đãi xã hội đối với người có công với cách mạng. Khi vết thương chiến tranh tái phát, sau ra viện ông M được xác định suy giảm 61% khả năng lao động.

     Căn cứ theo điểm g Khoản 1 Điều 2 Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng số 4/2012/PL-UBTVQH11 ông M thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi xã hội: “g) Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh;”[1]. Căn cứ theo Điều 20 Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng số 4/2012/PL-UBTVQH11 thì ông M được hưởng các ưu đãi sau:

1. Trợ cấp hàng tháng, phụ cấp hàng tháng căn cứ vào mức độ suy gim khả năng lao động và loại thương binh.

=> Theo đó, ông M được hưởng trợ cấp hàng tháng đối với thương binh khi suy giảm 61% khả năng lao động với mức trợ cấp là 3.174.000 đồng theo Phụ lục II của Nghị định 99/2018/NĐ-CP quy định về mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng;

2. Bảo hiểm y tế; cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình căn cứ vào thương tật của tng ngưi và khả năng của Nhà nước;

3. Điều dưỡng phục hồi sức khỏe hai năm một lần;

4. Được hưng chế độ ưu tiên, hỗ trợ quy định tại khoản 5 Điều 4 của Pháp lệnh này; căn cứ vào thương tật và trình độ nghề nghiệp được tạo điều kiện làm việc trong cơ quan nhà nước, doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về lao động;

5. Ưu tiên giao hoặc thuê đất, mặt nước, mặt nước bin, vay vốn ưu đãi để sản xuất, được miễn hoặc giảm thuế theo quy định của pháp luật; được hỗ trợ về nhà  quy định tại khoản 4 Điều 4 của Pháp lệnh này.

2. Quyền lợi của ông M khi vết thương chiến tranh tái phát

2.1. Chế độ bảo hiểm xã hội:

* Chế độ ốm đau:

     Trong quá trinh làm việc, đến tháng 12/2020 vết thương chiến tranh tái phát ông phải vào viện điều trị 2 tháng nên ông M sẽ được hưởng quyền lợi về chế độ ốm đau căn cứ theo quy định tại khoản 1 điều 2 và khoản 1 điều 25 Luật BHXH 2014.

Thứ nhất, Thời gian nghỉ:

     Ông M đã đóng bảo hiểm xã hội trên 20 năm và làm việc trong điều kiện bình thường, trong quá trình làm việc thì vết thương chiến tranh tái phát được xác định là di tích do vết thương chiến tranh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày theo quy định tại Thông tư 46/2016[2] của Bộ Y tế.

Do vậy, theo khoản 2 điều 26 Luật BHXH 2014 ông M được nghỉ tối đa 180 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ tết, nghỉ hàng tuần. Hết 180 ngày này mà vẫn tiếp tục điều trị thì được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức thấp hơn nhưng thời gian hưởng tối đa bằng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.

     => Theo như quy định trên, ông M mới nghỉ 2 tháng bắt đầu từ tháng 12/2020 đến hết tháng 1/2021, chưa vượt quá 180 ngày nghỉ trong chế độ ốm đau.

Thứ hai, Mức hưởng chế độ ốm đau:

     Theo quy định tại khoản 1 điều 28 Luật BHXH 2014 : “Người lao động hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 26, Điều 27 của Luật này thì mức hưởng tính theo tháng bằng 75% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc.”[3] Ông M hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại khoản 2 điều 26 nên cách tính mức hưởng chế độ ốm đau được quy định chi tiết tại Khoản 2 Điều 6 Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc. Mức hưởng chế độ ốm đau đối với người lao động nghỉ việc do mắc bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày theo quy định tại khoản 2 Điều 26 của Luật bảo hiểm xã hội được tính như sau:

Mức hưởng chế độ ốm đau đối với bệnh cần chữa trị dài ngày

=

Tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc

x

Tỷ lệ hưởng chế độ ốm đau (%)

x

Số tháng nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau

     Trong trường hợp trên, tỷ lệ hưởng chế độ ốm đau = 75% và số tháng nghỉ việc hưởng chế độ ốm là 2 tháng (tháng 12/2020 vết thương chiến tranh tái phát, ông M phải vào viện điều trị mất 2 tháng).

=> Hưởng chế độ ốm đau đối với bệnh cần chữa trị dài ngày = Tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc * 75% * 2 tháng

Thứ ba, Dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau khi ốm đau:

     Theo điều 29 luât BHXH 2014 thì người lao động đã nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau đủ thời gian trong một năm theo quy định tại điều 26 của Luật này, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu trở lại làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ 05 ngày đến 10 ngày trong một năm.

     Mức hưởng dưỡng sức phục hồi sau ốm đau một ngày bằng 30% mức lương cơ sở được uy định tại Khoản 3 Điều 29 Luật BHXH 2014.

2.2. Chế độ bảo hiểm y tế

     Ông M là thương binh, làm việc theo hợp đồng không xác định thời hạn (điểm a khoản 1 Điều 12 Luật BHYT sửa đổi, bổ sung 2014) và là người có công với cách mạng (điểm d khoản 3 Điều 12 Luật BHYT sửa đổi, bổ sung 2014), nên ông M thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm y tế.

     Căn cứ theo điểm a khoản 1 và khoản 2 điều 22 Luật BHYT sửa đổi bổ sung 2014 quy định:

“1. Người tham gia bảo hiểm y tế khi đi khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại các điều 26, 27 và 28 của Luật này thì được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng với mức hưởng như sau:

a) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng quy định tại các điểm a, d, e, g, h và i khoản 3 Điều 12 của Luật này

đ)  80% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với các đối tượng khác.

2. Trường hợp một người thuộc nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm y tế thì được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế theo đối tượng có quyền lợi cao nhất.”

     Ông M vừa là đối tượng được người sử dụng lao động và là người phải đóng bảo hiểm y tế (được chi trả 80% chi phí khám chữa bệnh). Đồng thời, ông cũng là đối tượng được ngân sách nhà nước đóng bảo hiểm y tế (được chi trả 100% chi phí khám chữa bệnh). Do đó, trong 2 tháng nằm viện điều trị vết thương chiến tranh tái phát, ông M sẽ được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán 100% chi phí khám chữa bệnh đối với người có công với cách mạng.

     Trường hợp ông X tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến, sau đó được cơ sở nơi tiếp nhận chuyển tuyến đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác thì được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo mức hưởng quy định tại khoản 3 Điều 22 của Luật bảo hiểm y tế, trừ các trường hợp sau: cấp cứu; đang điều trị nội trú được phát hiện bệnh khác ngoài phạm vi chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; tình trạng bệnh din biến vượt quá khả năng chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

3. Quyền lợi của ông M khi xin nghỉ việc

* Giải quyết Chế độ hưu trí:

     Về điều kiện hưởng lương hưu, Theo quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 55 Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi, bổ sung 2014:

“1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, g, h và i khoản 1 Điều 2 của Luật này khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu với mức thấp hơn so với người đủ điều kiện hưởng lương hưu quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 54 của Luật này nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Từ ngày 01 tháng 01 năm 2016, nam đủ 51 tuổi và bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên thì đủ điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động. Sau đó mỗi năm tăng thêm một tuổi cho đến năm 2020 trở đi, nam đủ 55 tuổi và nữ đủ 50 tuổi thì mới đủ điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên;”

     Ông M làm bảo vệ cho công ty X từ tháng 1/1997 đến tháng 5/2021 ông M làm đơn xin nghỉ việc. Như vậy, ông M đã đóng bảo hiểm xã hội được 24 năm. Đồng thời, ông M có thời gian công tác trong lực lượng vũ trang nên có thêm 5 năm tham gia bảo hiểm xã hội. Như vậy, tổng số năm ông tham gia bảo hiểm xã hội là 29 năm. Bên cạnh đó, sau khi ra viện, ông được giám định đã suy giảm 61% khả năng lao động. Ông M xin về hưu tháng 10 năm 2018 – lúc này ông đã 57 tuổi. Do đó, ông M đáp ứng đủ điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động.

     Việc xác định mức suy giảm 61% khả năng lao động phải có kết quả giám định y khoa. (Chi phí giám định mức suy giảm 61% khả năng lao động do cơ quan bảo hiểm y tế chi trả)

     Như vậy, ông M đủ điều kiện để hưởng chế độ hưu trí hàng tháng thuộc đối tượng bị suy giảm khả năng lao động.

     Căn cứ theo quy định tại điểm c Khoản 2 Điều 7 Nghị định 115/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc: “Lao động nam nghỉ hưu từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội theo bảng dưới đây, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội, được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.”.

     Theo đó, mức lương hưu hàng tháng của ông M được tính bằng tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng nhân với bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.

  • Nghỉ hưu từ 01/01/2018 trở đi = 45%
  • Năm nghỉ hưu 2021 = 19 năm
  • Tổng thời gian đóng BHXH = 24 năm + 5 năm chốt sổ = 29 năm

=> Ông M xin nghỉ hưu năm 2021, nên tỷ lệ lương hưu của ông M được xác định là: 45% + (29 – 19) * 2 = 65%

* Ông M nghỉ hưu trước tuổi là 3 năm (Đủ 60 tuổi là tuổi nghỉ hưu của nam), nên tỷ lệ lương hưu giảm là : 3 x 2 = 6%

=> Mức lương hưu hàng tháng của ông M nhận được là: (65% - 6%) x bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội = 59% bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.

Công ty luật TNHH Sao Sáng với đội ngũ luật sư, chuyên viên hỗ trợ pháp lý có nhiều năm kinh nghiệm, chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp những thắc mắc các câu hỏi liên quan đến lĩnh vực an sinh xã hội để tư vấn cho Quý khách hàng những phương án tối ưu và hiệu quả. Trân trọng!

Bài viết cùng chuyên mục

Bản đồ

Luật sư sẽ liên hệ lại với bạn ngay lập tức khi nhận được lịch

Danh mục

Tin mới

. .