Công ty luật TNHH Sao Sáng

luatsaosang@gmail.com 0936653636

3 điều người cho vay tiền cần lưu ý

8:04 SA
Thứ Ba 22/03/2022
 675

Cá nhân cho vay tiền là giao dịch phổ biến, quen thuộc trong xã hội. Với việc các bên dễ dàng cho vay bằng lời nói hoặc chỉ bằng giấy viết tay đơn giản rất dễ dẫn tới các tranh chấp. Để hạn chế phần nào những rủi ro không mon muốn này người cho vay cần lưu ý những điều sau đây.

Thứ nhất, lập hợp đồng vay tiền:

          Thông thường khi cho vay tiền, giữa người cho vay và người vay thường hay có mối quan hệ thân thiết hoặc quen biết lẫn nhau. Cũng vì lẽ đó, hai bên thường không có giấy tờ hay lập hợp đồng về việc cho vay. Điều này xuất phát từ sự tin tưởng của hai bên tại thời điểm cho vay nhưng cũng chứa đựng nhiều rủi ro sau này. Trên thực tế, nhiều trường hợp khi hết thời hạn vay bên vay không thể đòi lại được tiền chỉ vì hai bên cho vay không có bất kỳ giấy tờ nào chứng minh việc cho vay.

Điều 463 Bộ Luật dân sự 2015 quy định “hợp đồng vay tài sản sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định”. Như vậy có thể hiểu hợp đồng vay tiền là sự thỏa thuận giữa các bên về số tiền vay, lãi suất, phương thức trả nợ… nhằm ràng buộc trách nhiệm và nghĩa vụ giữa bên cho vay và bên vay. Ngoài ra pháp luật không có quy định Hợp đồng hay giấy vay tiền phải được công chứng, chứng thực. Tuy nhiên để đảm bảo tốt nhất quyền lợi của mình, người cho vay nên thực hiện công chứng, chứng thực để sau này có căn cứ để giải quyết các tranh chấp.

          Do vậy để đảm bảo tốt nhất quyền lợi của mình, tránh được các tranh chấp không đáng có, khi thực hiện vay tiền hai bên nên ký kết hợp đồng vay hoặc giấy vay tiền. Trong đó cần lưu ý các nội dung sau: Thông tin người cho vay, người vay; Số tiền cho vay; Mức lãi suất; Thời hạn cho vay; Các điều khoản quy định về giải quyết tranh chấp khi phát sinh.

Thứ hai, cho vay với lãi suất đúng quy định

          Lãi suất và cách tính lãi suất luôn là vấn đề được cả người cho vay và người vay quan tâm. Pháp luật hiện nay cho phép các bên thỏa thuận về lãi suất cho vay tuy nhiên không được vượt quá mức 20%/năm theo quy định tại Khoản 1 Điều 468 Bộ Luật dân sự 2015:

“Điều 468. Lãi suất

1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.

Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.

Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.”

          Như vậy khi thỏa thuận mức lãi suất người cho vay vần lưu ý mức lãi suất tối đa theo quy định của luật dân sự là 20%/năm (tương đương 1,67%/tháng và 0,054%/ngày). Nếu cho vay với lãi suất cao vượt quá mức trên thì mức lãi suất vượt quá sẽ không có hiệu lực.

Ngoài ra, nếu cho vay với lãi suất gấp 05 lần mức lãi suất cao nhất thì người cho vay còn có thể bị khởi tố về Tội cho vay nặng lãi trong giao dịch dân sự được quy định tại Điều 201 Bộ Luật hình sự 2015, sửa dổi bổ sung năm 2017:

“Điều 201. Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự

1. Người nào trong giao dịch dân sự mà cho vay với lãi suất gấp 05 lần trở lên của mức lãi suất cao nhất154 quy định trong Bộ luật Dân sự, thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

2. Phạm tội mà thu lợi bất chính 100.000.000 đồng trở lên155, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”

Thứ ba, đòi nợ đúng luật

Trên thực tế, không phải lúc nào người đi vay cũng thực hiện đúng và đầy đủ nghĩa vụ trả tiền của mình. Nhiều người còn chây ỳ hoặc cố tình không trả làm ảnh hưởng tới quyền lợi của người cho vay. Việc đòi lại số tiền đã cho vay và cả lãi nếu có là quyền lợi hợp pháp của người cho vay. Tuy nhiên người cho vay khi đòi nợ cũng cần lưu ý các điều sau để tránh “tiền mất tật mang”:

Theo đó, người cho vay không được dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, uy hiếp tinh thần, bắt giữ hay thuê các băng đảng xã hội đen để đe dọa người cho vay. Bởi những hành vi này có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại các Điều 168 (tội cướp tài sản); Điều 169 (tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản); Điều170 (tội cưỡng đoạt tài sản) …của Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.

Thay vào đó người cho vay cần thực hiện thương lượng về việc trả tiền với người vay tiền. Nếu không thể thương lượng người cho vay có quyền khởi kiện người vay ra tòa án nhân dân yêu cầu tòa án buộc nguyên đơn trả lại tiền và lãi nếu có.

 

Trên đây là một vài lưu ý khi cho vay tiền mà Luật Sao Sáng gửi đến Quý bạn đọc.

Công ty Luật TNHH Sao Sáng với đội ngũ luật sư, chuyên viên hỗ trợ pháp lý có nhiều năm kinh nghiệm, chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp những thắc mắc các câuhỏi liên quan đến mọi lĩnh vực, để tư vấn cho Quý khách hàng có những phương hướng tối ưu và hiệu quả.

 

Trân trọng!

Bài viết cùng chuyên mục

Bản đồ

Luật sư sẽ liên hệ lại với bạn ngay lập tức khi nhận được lịch

Danh mục

Tin mới

. .