Công ty luật TNHH Sao Sáng

luatsaosang@gmail.com 0936653636

Cản trở quyền thăm nom con có vi phạm pháp luật không ?

16:59 CH
Thứ Sáu 17/03/2023
 993

Trong thực tế, không ít cặp đôi ly hôn, sau khi giành được quyền nuôi con, nhiều cha/mẹ đã bằng mọi cách ngăn cản quyền thăm nuôi con của đối phương sau ly hôn. Không chỉ bản thân ngăn cản, họ còn kêu gọi cả gia đình, người thân, rồi yêu cầu nhà trường nơi con học làm đồng minh, tìm mọi cách ngăn đối phương thăm nuôi con, rồi nói xấu người kia với đứa trẻ…Vậy những hành vi trên có vi phạm pháp luật không? Mời bạn đọc tìm hiểu thêm thông tin về vấn đề này trong bài viết dưới đây.

I.  Quyền thăm con sau ly hôn

Theo khoản 3 Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định sau đây:

“Điều 82. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.

2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.

Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.”

Bên cạnh đó, căn cứ khoản 2 Điều 83 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định như sau:

“Điều 83. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ trực tiếp nuôi con đối với người không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

1. Cha, mẹ trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu người không trực tiếp nuôi con thực hiện các nghĩa vụ theo quy định tại Điều 82 của Luật này; yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình tôn trọng quyền được nuôi con của mình.

2. Cha, mẹ trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình không được cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.”

Theo đó, trường hợp vợ hoặc chồng trực tiếp nuôi con cùng các thành viên trong gia đình không được cản trở bạn đến thăm nom, chăm sóc con.

 

Trừ trường hợp bạn thuộc các trường hợp bị hạn chế quyền thăm nom, chăm sóc con và có quyết định bởi Tòa án.

II.  Ngăn cản quyền thăm con bị xử lý như thế nào?

Căn cứ Điều 56 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định như sau:

“Điều 56. Hành vi ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau

Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi ngăn cản quyền thăm nom, chăm sóc giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con, trừ trường hợp cha mẹ bị hạn chế quyền thăm nom con theo quyết định của tòa án; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau.”

Đối chiếu quy định trên, nếu không phải là do quyết định của Tòa án hạn chế việc thăm nom, chăm sóc con sau ly hôn mà do người vợ ngăn cản việc thăm nom, chăm sóc con thì sẽ bị phạt tiền 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi ngăn cản này.

III.  Quyền thăm con bị Toà án hạn chế

Quyền thăm con bị hạn chế bằng quyết định của Toà án khi thuộc một trong các trường hợp sau:

- Bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con với lỗi cố ý hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con;

- Phá tán tài sản của con;

- Có lối sống đồi trụy;

- Xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội;

Trong từng trường hợp cụ thể, Toà án có thể tự mình hoặc theo yêu cầu của cá nhân tổ chức theo quy định tại Điều 86 Luật HNGĐ để ra quyết định không cho cha, mẹ, trông nom, chăm sóc, quản lý tài sản của con hoặc đại diện theo pháp luật cho con tối đa 5 năm.

Do vậy Để đảm bảo quyền và lợi ích của mình, người bị ngăn cản quyền thăm có có thể tố cáo hành vi cản trở quyền thăm con tới cơ quan công an hoặc Ủy ban nhân dân để cơ quan có thẩm quyền xử phạt hoặc xin xác nhận của Ủy ban nhân dân hoặc công an về việc ngư-ời trực tiếp nuôi con có hành vi cản trở quyền thăm con để yêu cầu cơ quan thi hành án việc chăm nom, chăm sóc con theo bản án, quyết định của Tòa án.

Trên đây là nội dung Luật Sao Sáng xin gửi đến quý bạn đọc về việc cản trở quyền thăm nom con có vi phạm pháp luật không. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline 0936.56.36.36 – 0972.17.27.57 hoặc email: luatsaosang@gmail.com để được chúng tôi tư vấn hỗ trợ nhanh nhất.

Bài viết cùng chuyên mục

Bản đồ

Luật sư sẽ liên hệ lại với bạn ngay lập tức khi nhận được lịch

Danh mục

Tin mới

. .