Công ty luật TNHH Sao Sáng

luatsaosang@gmail.com 0936653636

QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ DẠY THÊM, HỌC THÊM

8:34 SA
Thứ Sáu 09/09/2022
 657

Khi xã hội phát triển, nhu cầu học tập của con em nhân dân ngày càng cao, vì thế, ngoài buổi học chính khóa, phụ huynh có nhu cầu tổ chức cho con em mình được học thêm buổi để củng cố, nâng cao kiến thức như một nhu cầu tất yếu. Đặc biệt là học sinh cuối cấp, chuẩn bị cho những kỳ thi tuyển sinh thì dạy thêm, học thêm tràn lan diễn ra ở nhiều nơi. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này đặc biệt về văn bản quy định cấm dạy thêm học thêm, mời quý khách theo dõi bài viết dưới đây.

1. Dạy thêm, học thêm là gì?

Dạy thêm, học thêm là việc mà mở lớp để dạy học thêm có thu tiền từ người học, mà đây không thuộc kế hoạch từ chương trình đào tạo từ Bộ giáo dục và đào tạo ban hành, theo đó việc dạy thêm học thêm có thể diễn ra tại nhà trường hoặc ngoài nhà trường.

2. Quy định về việc dạy thêm, học thêm      

2.1. Dạy thêm, học thêm là gì?

Theo Điều 2 Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT quy định: 

“Dạy thêm, học thêm trong quy định này là hoạt động dạy học phụ thêm có thu tiền của người học, có nội dung theo chương trình giáo dục phổ thông nhưng ngoài kế hoạch giáo dục của chương trình giáo dục phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành”

“Dạy thêm, học thêm trong nhà trường là dạy thêm, học thêm do cơ sở giáo dục công lập (gồm: cơ sở giáo dục phổ thông, trung tâm dạy nghề, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm học tập cộng đồng; trung tâm ngoại ngữ, tin học, sau đây gọi chung là nhà trường) tổ chức."

"Dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường là dạy thêm, học thêm không do các cơ sở giáo dục quy định tại khoản 2 điều này tổ chức."

2.2. Nguyên tắc dạy thêm, học thêm

Theo quy định tại Điều 3 Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT:

“Điều 3. Nguyên tắc dạy thêm, học thêm

1. Hoạt động dạy thêm, học thêm phải góp phần củng cố, nâng cao kiến thức, kỹ năng, giáo dục nhân cách của học sinh; phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý và không gây nên tình trạng vượt quá sức tiếp thu của người học.

2. Không cắt giảm nội dung trong chương trình giáo dục phổ thông chính khóa để đưa vào giờ dạy thêm; không dạy thêm trước những nội dung trong chương trình giáo dục phổ thông chính khóa.

3. Đối tượng học thêm là học sinh có nhu cầu học thêm, tự nguyện học thêm và được gia đình đồng ý; không được dùng bất cứ hình thức nào để ép buộc gia đình học sinh và học sinh học thêm.

4. Không tổ chức các thành thân theo các lớp học chính khóa học sinh trong cùng một lớp dạy thêm, học thêm phải có học lực tương đương nhau; khi xếp học sinh vào các lớp dạy thêm, học thêm phải căn cứ vào học lực của học sinh.

5. Tổ chức, cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm phải chịu trách nhiệm về các nội dung đăng ký và xin phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm"

3. Quy định về ngừng dạy thêm trên toàn quốc

Ngày 26/8/2019, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quyết định 2499/QĐ-BGDĐT về việc công bố hết hiệu lực các Điều: 6, 8, 9, 10, 11, 12, 13 và 14 của Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT ban hành quy định về dạy thêm, học thêm và đây được coi như là văn bản cấm dạy thêm học thêm.Do đó các hoạt động về dạy thêm và học thêm sẽ không được cấp phép hoạt động nữa. Mời các bạn tham khảo nội dung sau đây để nắm được quy định ngừng dạy thêm mới nhất của Bộ giáo dục.

Theo đó, một loạt các quy định liên quan đến việc dạy thêm, học thêm tại Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT hết hiệu lực, gồm: Quy định về việc tổ chức dạy thêm, học thêm trong và ngoài nhà trường (Điều 5, Điều 6), Các yêu cầu đối với người dạy thêm và người tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm (Điều 8, Điều 9), Quy định về cơ sở vật chất phục vụ dạy thêm, học thêm (Điều 10), Các quy định về hồ sơ, thủ tục cấp giấy phép tổ chức dạy thêm, học thêm (Chương III).

- Nghiêm cấm dạy thêm trái phép trên toàn quốc

Tới thời điểm này hầu hết các điều trong Thông tư 17 trên đều đã bị bãi bỏ, nhưng việc dạy thêm vẫn diễn ra tràn lan theo kiểu thách thức pháp luật.

Hiện nay nhiều nơi đang thực hiện dạy thêm, cấp phép dạy thêm theo Thông tư số 17/2012/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định về dạy thêm, học thêm.

Nhưng tới thời điểm này hầu hết các điều trong Thông tư 17 trên đều đã bị bãi bỏ, nhưng việc dạy thêm vẫn diễn ra tràn lan theo kiểu thách thức pháp luật mà chưa thấy động thái quản lý từ Sở/Phòng giáo dục.

Theo đó, mới đây nhất ngày 26/8/2017 Quyết định số: 2499/QĐ-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quyết định về việc công bố hết hiệu lực các điều: 6, 8, 9, 10, 11, 12, 13 và 14 của thông tư số 17/2012/TT-BGDĐT ngày 16/5/2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định về dạy thêm, học thêm.

- Nội dung quyết định 2499/QĐ-BGDĐT - văn bản cấm dạy thêm học thêm

Điều 1. Công bố hết hiệu lực các điều: 6, 8, 9, 10, 11, 12, 13 và 14 của Thông tư số 17/2012/TT-BGDĐT ngày 16/5/2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định về dạy thêm,

Lý do: hết hiệu lực theo quy định tại khoản 3 Điều 74 Luật Đầu tư ngày 26/11/2014,

- Thời điểm hết hiệu lực: ngày 01/7/2016.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Theo nội dung quyết định trên hầu hết quy định về dạy thêm đã bị bãi bỏ.

Bãi bỏ việc tổ chức dạy thêm, học thêm

Đối với việc tổ chức dạy thêm, học thêm thì bãi bỏ các điều sau:

Điều 6. Tổ chức dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường.

Điều 8. Yêu cầu đối với người dạy thêm.

Điều 9. Yêu cầu đối với người tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm.

Điều 10. Cơ sở vật chất phục vụ dạy thêm, học thêm.

Như trên thì hiện nay không có bất kỳ tổ chức, cá nhân nào được phép tổ chức dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường.

Bãi bỏ hồ sơ, thủ tục cấp giấy phép tổ chức dạy thêm, học thêm

Tương tự như trên các thủ tục về hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp phép tổ chức dạy thêm, học thêm đều bị bãi bỏ. Bãi bỏ các điều sau:

Điều 11. Thẩm quyền cấp giấy phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm.

Điều 12. Hồ sơ cấp giấy phép tổ chức dạy thêm, học thêm.

Điều 13. Trình tự, thủ tục cấp giấy phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm.

Điều 14. Thời hạn, gia hạn, thu hồi giấy phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm; đình chỉ hoạt động dạy thêm, học thêm.

5. Tổ chức dạy thêm, học thêm trong nhà trường

Học sinh có nguyện vọng học thêm phải viết đơn xin học thêm gửi nhà trường; cha mẹ học sinh hoặc người giám hộ (sau đây gọi chung là cha mẹ học sinh) có con em xin học thêm trực tiếp ký, ghi cam kết với nhà trường về dạy thêm, học thêm vào đơn xin học thêm và chịu trách nhiệm thực hiện cam kết.

Hiệu trưởng nhà trường tiếp nhận đơn xin học thêm của học sinh, tổ chức phân nhóm học sinh theo học lực, phân công giáo viên phụ trách môn học và tổ chức dạy thêm theo nhóm học lực của học sinh.

Giáo viên có nguyện vọng dạy thêm phải có đơn đăng ký dạy thêm; trong đơn có cam kết với nhà trường về việc hoàn thành tốt tất cả các nhiệm vụ của giáo viên theo quy định chung và các nhiệm vụ khác do nhà trường phân công, đồng thời thực hiện nghiêm túc các quy định về dạy thêm, học thêm trong nhà trường.

Hiệu trưởng nhà trường xét duyệt danh sách giáo viên dạy thêm, phân công giáo viên dạy thêm, xếp thời khoá biểu dạy thêm phù hợp với học lực của học sinh.

Trên đây là nội dung Luật Sao Sáng gửi đến quý bạn đọc quy định về dạy thêm, học thêm. Nếu có vấn đề nào còn thắc mắc hoặc cần được hỗ trợ vui lòng liên hệ với chúng tôi qua email: luatsaosang@gmail.com hoặc hotline: 0936 65 36 36 - 0972172757 để được tư vấn, hỗ trợ nhanh nhất.

 

Bài viết cùng chuyên mục

Bản đồ

Luật sư sẽ liên hệ lại với bạn ngay lập tức khi nhận được lịch

Danh mục

Tin mới

. .