Công ty luật TNHH Sao Sáng

luatsaosang@gmail.com 0936653636

Tòa án phải tiếp nhận giải quyết mọi yêu cầu khởi kiện?

15:55 CH
Thứ Tư 30/03/2022
 549

Theo điều 186 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 (BLTTDS) có hiệu lực từ ngày 1/1/2018, cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án (sau đây gọi chung là người khởi kiện) tại tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Kèm theo đơn khởi kiện phải có tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm. Trường hợp vì lý do khách quan mà người khởi kiện không thể nộp đầy đủ tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện thì họ phải nộp tài liệu, chứng cứ hiện có để chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm. Người khởi kiện bổ sung hoặc giao nộp bổ sung tài liệu, chứng cứ khác theo yêu cầu của tòa án trong quá trình giải quyết vụ án.

Như vậy, về nguyên tắc pháp luật không có hạn chế nào về quyền khởi kiện của đương sự. Mặt khác, để hạn chế việc từ chối thụ lý khi cho rằng chưa có điều luật để áp dụng, khoản 2 Điều 4 còn quy định tòa án không được từ chối giải quyết vụ việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng (Vụ việc dân sự chưa có điều luật để áp dụng là vụ việc dân sự thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật dân sự nhưng tại thời điểm vụ việc dân sự đó phát sinh và cơ quan, tổ chức, cá nhân yêu cầu tòa án giải quyết chưa có điều luật để áp dụng).

Trình tự nhận và giải quyết đơn khởi kiện

Theo điều 191, trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, chánh án tòa án phân công một thẩm phán xem xét đơn khởi kiện. Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công, thẩm phán phải xem xét đơn khởi kiện và có một trong các quyết định sau đây:

a) Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện;

b) Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án theo thủ tục thông thường hoặc theo thủ tục rút gọn nếu vụ án có đủ điều kiện để giải quyết theo thủ tục rút gọn quy định tại khoản 1 Điều 317 của Bộ luật này;

c) Chuyển đơn khởi kiện cho tòa án có thẩm quyền và thông báo cho người khởi kiện nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án khác;

d) Trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện nếu vụ việc đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án.

Trường hợp xét thấy đơn khởi kiện không có đủ các nội dung quy định tại khoản 4 Điều 189, thẩm phán thông báo bằng văn bản nêu rõ những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung cho người khởi kiện để họ sửa đổi, bổ sung trong thời hạn do thẩm phán ấn định nhưng không quá một tháng.

Trường hợp đặc biệt, thẩm phán có thể gia hạn nhưng không quá 15 ngày. Sau khi kết thúc thời hạn nói trên mà người khởi kiện không sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện theo yêu cầu thì thẩm phán trả lại đơn khởi kiện.

Khi trả lại đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo cho người khởi kiện, thẩm phán phải có văn bản nêu rõ lý do trả lại đơn khởi kiện, đồng thời gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp. Đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ mà thẩm phán trả lại cho người khởi kiện phải được sao chụp và lưu tại tòa án để làm cơ sở giải quyết khiếu nại, kiến nghị khi có yêu cầu. Trường hợp không nhất trí với việc trả lại đơn khởi kiện thì đương sự có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự.

Trên đây là thư tư vấn của chúng tôi. Chúng tôi hy vọng rằng, ý kiến tư vấn của chúng tôi sẽ giúp làm sáng tỏ các vấn đề mà bạn đang quan tâm. Trên từng vấn đề cụ thể, nếu bạn cần tham khảo thêm ý kiến chuyên môn của chúng tôi, xin hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ email luatsaosang@gmail.com hoặc qua Tổng đài tư vấn: 0936563636 để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Sao Sáng.

Trân trọng cám ơn!

Bộ tư vấn Luật sư tư vấn pháp luật (dân sự, hình sự, đất đai, hôn nhân gia đình, doanh nghiệp, sở hữu trí tuệ, hành chính, tố tụng) - Luật Sao Sáng

Bài viết cùng chuyên mục

Bản đồ

Luật sư sẽ liên hệ lại với bạn ngay lập tức khi nhận được lịch

Danh mục

Tin mới

. .