Công ty luật TNHH Sao Sáng

luatsaosang@gmail.com 0936653636

Tìm hiểu về Công ty Trách nhiệm hữu hạn

10:36 SA
Thứ Sáu 01/04/2022
 445

Hiện nay ở nước ta đang có bốn loại hình doanh nghiệp chính được phép đăng ký hoạt động như sau: Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty cổ phần, Công ty hợp doanh, Doanh nghiệp tư nhân. Trong đó, loại hình doanh nghiệp là CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN đang được nhiều công ty hướng đến. Nếu bạn đang có nhu cầu thành lập doanh nghiệp theo loại hình là CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN nhưng đang băn khoăn vướng mắc hoặc chưa hiểu rõ về loại hình doanh nghiệp này thì hãy để chúng tôi giúp bạn giải quyết các vấn đề liên quan.

1. Công ty TNHH được hiểu như thế nào?

Đây là loại hình doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, được thành lập và tồn tại độc lập đối với những chủ thể sở hữu nó. Trên phương diện pháp luật công ty là pháp nhân, chủ sở hữu công ty là thể nhân với các nghĩa vụ và quyền tương ứng với quyền sở hữu công ty. Các thành viên của doanh nghiệp có thể là tổ chức hoặc cá nhân. Các thành viên thành lập công ty phải chịu trách nhiệm về khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp theo từng loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn khác nhau.

  2. Phân loại các công ty:

       Mô hình này được chia làm hai loại:

  • Loại hình công ty TNHH MTV
  • Loại hình công ty TNHH hai thành viên trở lên.

       Cách phân loại này được dựa vào số thành viên và phạm vi chịu trách nhiệm về các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp.

Công ty TNHH một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty). Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.

 Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là doanh nghiệp có từ 02 đến 50 thành viên là tổ chức, cá nhân. Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.

 3. Đặc điểm và tính chất của từng loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn:

   a>  Mô hình Công ty TNHH một thành viên

Công ty TNHH một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu và phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

 Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không được phát hành cổ phần, trừ trường hợp để chuyển đổi thành công ty cổ phần.

 Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được phát hành trái phiếu theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan; việc phát hành trái phiếu riêng lẻ theo quy định tại Điều 128 và Điều 129 của Luật này.

Quy định về  cơ cấu tổ chức:

Công ty TNHH một thành viên do tổ chức làm chủ sở hữu được tổ chức quản lý và hoạt động theo một trong hai mô hình sau đây:

- Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.

- Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.

 Đối với công ty có chủ sở hữu công ty là doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại khoản 1 Điều 88 của Luật Doanh nghiệp 2020 thì phải thành lập Ban kiểm soát; trường hợp khác do công ty quyết định.

 b>  Mô hình công ty TNHH hai thành viên trở lên

 Đây là loại hình doanh nghiệp có từ  02 đến 50 thành viên là tổ chức, cá nhân. Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp.

– Công ty TNHH có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

– Công ty TNHH không được quyền phát hành cổ phiếu để huy động vốn (Trái ngược với công ty cổ phần).

Quy định về cơ cấu tổ chức:

 Công ty TNHH có từ hai thành viên trở lên phải có Chủ tịch Hội đồng thành viên, Hội đồng thành viên, Giám đốc.

Trong trường hợp Công ty TNHH có nhiều hơn mười một thành viên thì phải có Ban kiểm soát.

   4. Đánh giá về ưu điểm, nhược điểm của công ty trách nhiệm hữu hạn

Xét về những ưu điểm:

– Công ty TNHH là loại hình doanh nghiệp phổ biến nhất ở Việt nam hiện nay phù hợp với quy mô kinh doanh vừa và nhỏ.

– Các thành viên công ty chỉ chịu trách nhiệm về các hoạt động của công ty trong phạm vi số vốn góp vào công ty nên ít gây rủi ro cho người góp vốn.

– Số lượng thành viên công ty không nhiều (Giới hạn 50 thành viên) và các thành viên thường là người quen biết, nên độ tin cậy hay xử lý các công việc sẽ dễ dàng.

– Chế độ chuyển nhượng vốn được điều chỉnh chặt chẽ nên nhà đầu tư dễ dàng kiểm soát được việc thay đổi các thành viên.

Xét về nhược điểm:

       Tuy Công ty TNHH mang lại những ưu điểm vượt trội nhưng trên thực tiễn vẫn nó cũng có những mặt hạn chế nhất định, làm cho quá trình điều hành của chủ doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn.

– Do chế độ Công ty TNHH nên uy tín của công ty trước đối tác, ký kết hợp đồng khó khăn;

Công ty TNHH chịu sự điều chỉnh chặt chẽ của pháp luật hơn là doanh nghiệp tư nhân hay công ty hợp danh;

– Công ty TNHH không có quyền phát hành cổ phiếu nên việc huy động vốn là hết sức khó khăn.

       Mô hình này có liên quan đến việc rút và chia lợi nhuận nên không đòi hỏi tính bảo mật giữ bí mật trong kinh doanh cao. Chính vì thế, các dự án kinh doanh cũng như phát triển công ty có thể không giữ được bí mật nếu công ty tuyển chọn đầu vào các thành viên làm việc thiếu tính trung thực, năng lực hạn chế và không có trách nhiệm trong công việc thì công ty sẽ nhanh chóng bị sụp đổ.

Hãy liên hệ Hotline: 0936653636  để được Sao Sáng tư vấn, hỗ trợ, giải đáp giúp bạn nhanh nhất.

 

Bài viết cùng chuyên mục

Bản đồ

Luật sư sẽ liên hệ lại với bạn ngay lập tức khi nhận được lịch

Danh mục

Tin mới

. .