Công ty luật TNHH Sao Sáng

luatsaosang@gmail.com 0936653636

Áp dụng INCOTERMS trong mua bán hàng hoá quốc tế - doanh nghiệp Việt Nam cần lưu ý những gì?

17:03 CH
Thứ Năm 08/07/2021
 13905

Việc tham gia và trở thành thành viên của WTO đã mở ra cho Việt Nam cơ hội lớn để hội nhập với nền kinh tế toàn cầu và dần thúc đẩy cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Hoạt động mua bán, trao đổi hàng hoá xuyên quốc gia ngày càng trở nên phổ biến với các doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, các rủi ro tiềm ẩn, các tranh chấp phát sinh từ các hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế đã gây tổ hại tới hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam đòi hỏi phải có quy định thống nhất để áp dụng được với mọi thương nhân đến từ các quốc gia. Trong hoàn cảnh đó, INCOTERMS có thể coi là giải pháp tối ưu và là một trong những cơ sở pháp lý để hạn chế rủi ro cho hoạt động mua bán quốc tế của các thương nhân Việt Nam.

INCOTERMS là gì?

INCOTERMS được viết tắt từ cụm từ International Commercial Terms – các điều kiện thương mại quốc tế, bao gồm tập hợp các thói quen, tập quán thương mại được các thương nhân áp dụng rộng rãi trong hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế, ban hành lần đầu tiên năm 1936 bởi Phòng Thương mại Quốc tế - ICC. INCOTERMS quy định các nội dung về chuyển giao hàng hoá, nghĩa vụ của các bên như thanh toán tiền vận chuyển, thực hiện thủ tục, thanh toán phí hải quan, bảo hiểm hàng hoá,… thời điểm chuyển giao trách nhiệm đối với hàng hoá.

Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế là gì?

Trước hết, cần phải khẳng định hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế về bản chất là hợp đồng mua bán hàng hoá. Việc xác định khái niệm được đề cập trong các văn bản quốc tế nói chung và Việt Nam nói riêng.

Theo quy định của Công ước của Liên Hợp Quốc về mua bán hàng hoá quốc tế (Công ước viên 1980) đưa ra tiêu chí xác định tính quốc tế của một hợp đồng mua bán hàng hoá dựa trên yếu tố trụ sở thương mại của các bên được đặt ở các quốc gia khác nhau. Theo quy định Luật Thương mại 2005: “Mua bán hàng hoá quốc tế được thực hiện dưới các hình thức xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập và chuyển khẩu”, theo quy định này tiêu chí được xác định là sự dịch chuyển hàng hoá qua biên giới hải quan.  

Một số lưu ý áp dụng INCOTERMS trong mua bán hàng hoá quốc tế

♦ Dẫn chiếu cụ thể điều khoản và năm ban hành khi áp dụng INCOTERMS:

Cần lưu ý rằng việc quy định tối giản các điều kiện thương mại như “giao dọc mạn tàu (FAS)” hay “giao lên tàu” (FOB),… trong hợp đồng mua bán hàng hoá sẽ không đương nhiên được hiểu và giải thích theo INCOTERMS hiện hành. Bởi INCOTERMS không phải là nguồn tập quán thương mại duy nhất, được áp dụng đồng nhất trên thế giới. Do đó, nếu trong hợp đồng không dẫn chiếu cụ thể tới INCOTERMS có thể dẫn đến việc các bên có những cách hiểu không thống nhất về điều kiện thương mại được đề cập, dẫn đến những tranh chấp không đáng có xảy ra.

Bên cạnh đó, các bản INCOTERMS ra đời sau không có giá trị phủ nhận INCOTERMS ra đời trước đó. Do đó, khi áp dụng INCOTERMS trong hợp đồng, các bên phải lưu ý quy định rõ phiên bản INCOTERMS mà các bên áp dụng để tránh nhầm lẫn trong việc xác định quyền, nghĩa vụ của mỗi bên trong hợp đồng.

♦ INCOTERMS không điều chỉnh mọi vấn đề của một giao dịch mua bán hàng hoá

INCOTERMS đã quy định rõ nghĩa vụ thuê phương tiện vận chuyển, nghĩa vụ mua bảo hiểm, thời điểm giao hàng, cũng như việc phân chia chi phí mà mỗi bên có trách nhiệm thanh toán. Tuy nhiên, INCOTERMS không đề cập tới giá hợp đồng hay phương thức thanh toán, việc bố xếp, dỡ hàng hoá, lưu kho, lưu bãi,  cũng như việc chuyển giao quyền sở hữu về hàng hoá và hậu quả của việc vi phạm hợp đồng, tuỳ theo thoả thuận của các bên thể hiện theo hợp đồng hoặc theo tập quán cảng, tập quán ngành ngềh kinh doanh, tập quán của nước sở tại của các bên tham gia mua bán hàng hoá. Vì vậy, các điều khoản còn lại trong hợp đồng cần quy định rõ các nội dung này, phù hợp với luật điều chỉnh hợp đồng. Bên cạnh đó, các điều kiện của INCOTERMS thường cho phép các bên được thoả thuận khác , do vậy người mua hoặc người bán có thể tăng hoặc giảm quyền và nghĩa vụ cho nhau trong giao dịch nhưng không được làm thay đổi bản chất điều kiện INCOTERMS mà các bên đã lựa chọn. Việc tăng, giảm quyền và nghĩa vụ của các bên thường được cụ thể hoá trong hợp đồng mua bán.

Cần lưu ý thêm, INCOTERMS về bản chất là tập quán thương mại quốc tế chứ không phải là văn bản pháp luật nên sẽ không có tính bắt buộc. Chỉ khi nào các bên tham gia hợp đồng quy định sử dụng điều kiện của INCOTERMS trong hợp đồng mua bán hàng hoá thì nó mới trở thành điều kiện bắt buộc, ràng buộc nghxia vụ, trách nhiệm của các bên tham gia hợp đồng. Do đó, hiệu lực của INCOTERMS mà các bên lựa chọn có thể bị ảnh hưởng nếu nó không phù hợp với pháp luật địa phương điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hoá đó.

♦ Áp dụng INCOTERMS trong mua bán hàng hoá nội địa

Mặc dù kể từ INCOTERMS 2010 đã chính thức khẳng định việc có thể áp dụng các điều kiện của phiên bản này do cả hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế và cả nội địa và trên thực tế, các thương nhân đặc biệt là thương nhân Mỹ thường sử dụng INCOTERMS cho các hợp đồng mua bán hàng hoá nội địa. Tuy nhiên, trên thực tế, Toà án Việt Nam đã từng pháp quyết không công nhận áp dụng tập quán thương mại nói chung cũng như INCOTERMS nói riêng trong hợp đồng mua bán hàng hóa nội địa. Mặc dù vậy, pháp luật Việt Nam cũng không có quy định nào không cho phép các bên áp dụng tập quán quốc tế đối với các giao dịch không có yếu tố nước ngoài, do đó cũng không thể khẳng định rằng các bên không thể áp dụng INCOTERMS trong hợp đồng mua bán hàng hoá nội địa. Các bên trong giao dịch nội địa cần có sự cân nhắc trước khi lựa chọn áp dụng INCOTERMS nói riêng cũng như tập quán quốc tế nói riêng.

Áp dụng điều kiện INCOTERMS trong hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế của doanh nghiệp Việt Nam

Trên thực tế, việc lựa chọn áp dụng điều kiện của INCOTERMS sẽ phụ thuộc và thoả thuận của các bên trong hợp đồng, phương thức vận tải và công cụ vận tải. Trên thực tế, daonh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam cũng thường sử dụng INCOTERMS để thực hiện nhập khẩu theo điều kiện CIF – đối với vận tải đường biển, CIP – đối với vận tải hàng không, trong hoạt động xuất khẩu, điều kiện được áp dụng chủ yếu là điều kiện FOB, không đàm phán ký kết hợp đồng thuê tàu. Đối với điều kiện FOB để xuất khẩu, doanh nghiệp Việt Nam sẽ giao hàng trên cảng khởi hành hoặc tàu do bên nhập khẩu thuê trong thời hạn định trước. Tất cả các chi phí sau đó cho việc vận chuyển hàng hoá qua mạn tàu tại cảng bốc hàng sẽ do nhà nhập khẩu chịu. Trong hoạt động nhập khẩu các donah nghiệp thường lựa chọn điều kiện CIF. Doanh nghiệp Việt Nam chủ thanh toán hàng hoá theo quy định của hợp đồng. Nhà xuất khẩu nước ngoài sẽ phải trả chi phí cho điểm đến, nhưng điều kiện này phải chịu rủi ro nếu chuyển hàng hoá tại cảng khởi hành.

Do đó, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ giảm được nghĩa vụ đối với rủi ro, chi phí giao hàng và thuê tàu nếu thực hiện “nhập khẩu CIF” và “xuất khẩu FOB”. Hiện nay, cách tiếp cận này vẫn được các doanh nghiệp Việt Nam lựa chọn khi ký hợp đồng mua bán quốc tế, nhưng cách làm này không tối ưu hết nguồn lực nội địa và cũng khiến doanh nghiệp Việt Nam gặp nhiều thách thức, chẳng hạn thời điểm chuyển rủi ro từ người bán sang người mua trong điều kiện FOB, CIP, CIF là từ mạn tàu (hoặc thân tàu), nhưng các doanh nghiệp không chủ động thuê hoặc mua bảo hiểm, vì vậy họ không tiên đoán được rủi ro hàng hoá.

Công ty luật TNHH Sao Sáng với đội ngũ luật sư, chuyên viên hỗ trợ pháp lý có nhiều năm kinh nghiệm, chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp những thắc mắc các câu hỏi, cung cấp thông tin hữu ích liên quan đến tất cả lĩnh vực để tư vấn cho Quý khách hàng những phương án tối ưu và hiệu quả. Trân trọng cảm ơn

Bài viết cùng chuyên mục

Bản đồ

Luật sư sẽ liên hệ lại với bạn ngay lập tức khi nhận được lịch

Danh mục

Tin mới

. .