Công ty luật TNHH Sao Sáng

luatsaosang@gmail.com 0936653636

Tội gây rối trật tự công cộng theo Bộ luật Hình sự

10:08 SA
Thứ Hai 24/07/2023
 156

1. Chủ thể của tội gây rối trật tự công cộng

-Mặt chủ thể của tội phạm này không phải là chủ thể đặc biệt, chỉ cần là người có hành vi vi phạm quy định về gây rối trật tự công cộng đến một độ tuổi nhất định và có năng lực trách nhiệm hình sự đều có thể là chủ thể của tội phạm này. Cụ thể, theo khoản 1 điều 12 Bộ luật Hình sự 2015 thì người đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm về mọi tội phạm, vì tội phạm này không có trường hợp nào là tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

 2. Mặt khách thể của tội gây rối trật tự công cộng

-Mặt khách thể của tội phạm thì tội gây rối trật tự công cộng là tội xâm phạm đến an ninh, trật tự và an toàn xã hội ở nơi công cộng. Dưới góc độ thực tiễn, thì hành vi này thường là thường là khởi đầu cho những hành vi phạm tội khác kế tiếp như: Giết người, cố ý gây thương tích v.v... hoặc cũng có những hành vi phạm tội khác mà dẫn đến gây rối công cộng như tổ chức đua xe, đánh bạc, vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ v.v... Hậu quả của hành vi gây rối trật tự công cộng là thiệt hại về vật chất hoặc phi vật chất được xác định là nghiêm trọng cho xã hội.

3. Mặt khách quan của tội gây rối trật tự công cộng

-Mặt khách quan của tội phạm thì người phạm tội thực hiện hành vi gây rối bằng nhiều phương thức khác nhau như: tập trung đông người ở nơi công cộng gây náo động làm mất trật tự công cộng, đuổi đánh nhau, hò hét gây náo động ở nơi công cộng; đập phá các công trình công cộng, trong quán ăn, quán giải khát có đông người.

Trên thực tế, nếu người có hành vi gây rối trật tự công cộng nhưng đã đủ yếu tố cấu thành một tội phạm khác thì người có hành vi gây rối chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội phạm tương ứng đó. Ví dụ, trước hoặc sau khi có hành vi gây rối mà có hành vi giết người, cố ý gây thương tích hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội phạm này khi hành vi gây rối mà chưa đến mức cấu thành tội phạm cụ thể nào khác. Hành vi cấu thành tội phạm khi đã gây ra hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội phạm này mà còn vi phạm.

 4. Mặt chủ quan của tội gây rối trật tự công cộng

-Xét về mặt chủ quan của tội phạm này là người phạm tội thực hiện hành vi gây rối trật tự công cộng là do cố ý.

5. Khung hình phạt tội gây rối trật tự công cộng theo Bộ luật Hình sự

*Tội gây rối trật tự công cộng được quy định tại Điều 318 Bộ Luật Hình Sự với khung hình phạt như sau:

- Người nào gây rối trật tự công cộng gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi gây rối trật tự công cộng hoặc đã bị kết án về tội gây rối trật tự công cộng, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

+ Có tổ chức;

+ Dùng vũ khí, hung khí hoặc có hành vi phá phách;

+ Gây cản trở giao thông nghiêm trọng hoặc gây đình trệ hoạt động công cộng;

+ Xúi giục người khác gây rối;

+ Hành hung người can thiệp bảo vệ trật tự công cộng;

+ Tái phạm nguy hiểm.

Trên đây là nội dung Công ty Luật TNHH Sao Sáng gửi đến quý bạn đọc quy định về Tội gây rối trật tự công cộng theo Bộ luật Hình sự . Nếu có vấn đề còn thắc mắc cần được hỗ trợ giải đáp vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Email: luatsaosang@gmail.com hoặc hotline: 0936.65.36.36 – 0972.17.27.57 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất

 

 

Bài viết cùng chuyên mục

Bản đồ

Luật sư sẽ liên hệ lại với bạn ngay lập tức khi nhận được lịch

Danh mục

Tin mới

. .