Công ty luật TNHH Sao Sáng

luatsaosang@gmail.com 0936653636

HÀNH VI MUA BÁN NGƯỜI DƯỚI 16 TUỔI

15:05 CH
Thứ Sáu 14/07/2023
 177

Trong thời gian qua, tình hình tội phạm mua bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em đang có chiều hướng gia tăng và ngày càng phức tạp. Xuất phát từ đặc điểm thể chất, tâm sinh lý của người dưới 16 tuổi mà đối tượng này luôn trở thành “tầm ngắm” của các tội phạm buôn bán người. Mua bán người dưới 16 tuổi xâm phạm nghiêm trọng đến danh dự, sức khỏe vị thành niên. Vậy pháp luật quy định như thế nào về tội mua bán người dưới 16 tuổi?

 

1. Hành vi mua bán người là gì?

Tội mua bán người được hiểu là tội phạm được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp trong đó người thực hiện hành vi phạm tội xâm phạm đến các quyền cơ bản của nạn nhân như quyền tự do, quyền con người,… coi con người như một món hàng để thực hiện việc trao đổi, mua bán với mục đích là kiếm lợi nhuận. Theo khoản 2 Điều 2 Nghị quyết 02/2019/NQ-HĐTP quy định mua bán người dưới 16 tuổi là thực hiện một trong các hành vi sau đây:

- Chuyển giao người dưới 16 tuổi để nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác, trừ trường hợp vì mục đích nhân đạo;

- Tiếp nhận người dưới 16 tuổi để giao tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác, trừ trường hợp vì mục đích nhân đạo;

- Chuyển giao người dưới 16 tuổi để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác;

- Tiếp nhận người dưới 16 tuổi để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác;

- Tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp người dưới 16 tuổi để thực hiện hành vi chuyển giao người dưới 16 tuổi để nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác, trừ trường hợp vì mục đích nhân đạo và chuyển giao để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác.

2. Mua bán người bị xử lý thế nào?

Trong người hợp người có hành vi buôn bán người mà một trong số những người bị đem ra mua bán dưới 16 tuổi thì căn cứ Điều 151 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi bởi khoản 28 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017):

  • Khung hình phạt tại Khoản 1:

Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm:

+ Chuyển giao hoặc tiếp nhận người dưới 16 tuổi để giao, nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác, trừ trường hợp vì mục đích nhân đạo;

+ Chuyển giao hoặc tiếp nhận người dưới 16 tuổi để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác;

+ Tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp người dưới 16 tuổi để thực hiện những hành vi trên.

  • Khung hình phạt tại Khoản 2:

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

+ Lợi dụng hoạt động cho, nhận con nuôi để phạm tội;

+ Đối với từ 02 người đến 05 người;

+ Đối với người mà mình có trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng;

+ Đưa nạn nhân ra khỏi biên giới của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

+ Phạm tội 02 lần trở lên;

+ Vì động cơ đê hèn;

+ Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%, nếu không thuộc trường hợp lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân.

  • Khung hình phạt tại Khoản 3:

 Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 18 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

+ Có tổ chức;

+ Có tính chất chuyên nghiệp;

+ Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

+ Đã lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;

+ Làm nạn nhân chết hoặc tự sát;

+ Đối với 06 người trở lên;

+ Tái phạm nguy hiểm.

  • Hình phạt bổ sung:

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt quản chế, cấm cư trú, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Như vậy, người phạm tội mua bán người dưới 16 tuổi thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự với mức phạt tù cao nhất có thể lên đến tù chung thân. Đồng thời, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

3. Các dấu hiệu pháp lý của tội mua bán người dưới 16 tuổi:

  • Mặt khách quan:

Mặt khách quan của tội mua bán trẻ em được thể qua hành vi sau: Mua đứa trẻ của người khác nhằm để bán thu lợi và bán đứa trẻ sau khi mua hoặc khi bắt trộm để thu lợi.

Việc mua bán trẻ em có thể được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Tuy nhiên dù dưới bất kì hình thức nào thì người có một trong các hành vi nói trên vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi thực hiện đó.

+ Trẻ em là người bị hại trong trường hợp này là người chưa đủ 16 tuổi.

+ Tội phạm hoàn thành kể từ khi người phạm tội có hành vi nhằm vào việc mua, bán trẻ em. Nếu hậu quả việc mua bán trẻ em chưa xảy ra thì được coi là phạm tội chưa đạt.

  • Khách thể: Khách thể của tội phạm là các hành vi nêu trên xâm phạm đến quan hệ về quyền được chăm sóc,nuôi và sống chung với cha mẹ, quyền được bảo vệ của trẻ em.
  • Mặt chủ quan: Tội phạm nêu trên được thực hiện với lỗi cố ý.

Động cơ thực hiện hành vi mua bán, đánh tráo,chiếm đoạt nêu trên không phải là dấu hiệu cấu thành cơ bản mà chỉ có ý nghĩa trong việc định khung tăng nặng, lượng hình.

  • Chủ thể: Chủ thể của ba tội nêu trên là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Chúng tôi hy vọng rằng, ý kiến tư vấn của chúng tôi sẽ giúp làm sáng tỏ các vấn đề mà bạn đang quan tâm. Trên từng vấn đề cụ thể, nếu bạn cần tham khảo thêm ý kiến chuyên môn của chúng tôi, xin hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ email: luatsaosang@gmail.com hoặc qua Tổng đài tư vấn: 0936.65.3636 – 0972.17.27.57 để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Sao Sáng. Trân trọng cảm ơn!

 

 

Bài viết cùng chuyên mục

Bản đồ

Luật sư sẽ liên hệ lại với bạn ngay lập tức khi nhận được lịch

Danh mục

Tin mới

. .