Công ty luật TNHH Sao Sáng

luatsaosang@gmail.com 0936653636

Phạt vi phạm hợp đồng trong đại dịch Covid-19

13:17 CH
Thứ Tư 12/05/2021
 733

Tác động của đại dịch Covid-19 và hậu quả của nó đối với nhiều hợp đồng đã được ký kết, đặc biệt là các hợp đồng có thời hạn chấm dứt được nêu rõ trong hợp đồng hoặc hợp đồng bắt đầu vào thời điểm cụ thể. Đối với các bên ký kết hợp đồng, hậu quả mà đại dịch để lại là không thể lường trước được. Tuy nhiên, trong diễn biến của dịch Covid-19, nhiều người viện dẫn lý do “trường hợp bất khả kháng” để trốn tránh trách nhiệm do vi phạm hợp đồng có đúng với quy định pháp luật hay không?

Đại dịch Covidd-19 có phải là "trường hợp bất khả kháng" hay không?

Về vấn đề “trường hợp bất khả kháng” hay “sự kiệ bất khả kháng” đối với các hợp đồng được giao kết trước đại dịch, việc Covid-19 xảy ra đáp ứng 2/3 các yếu tố để cấu thành nên một sự kiện bất khả kháng, sự cản trở này vượt quá: (i) sự kiểm soát của bên có nghĩa vụ dựa theo điều khoản hợp đồng và (ii) một bên không thể lường trước một cách hợp lý tại thời điểm ký kết hợp đồng. Tuy nhiên, đối với các hợp đồng giao kết trong giai đoạn diễn biến của đại dịch Covid-19 không làm phát sinh yếu tố ‘không thể lường trước’ cấu thành nên sự kiện bất khả kháng. Do đó, đối với các hợp đồng giao kết trong giai đoạn diễn biến của Covid-19, không thể áp dụng các quy phạm về miễn trách nhiệm đối với sự kiện bất khả kháng để trốn tránh chế tài phạt vi phạm hợp đồng.

Đối với yếu tố thứ ba cấu thành nên một sự kiện bất khả kháng, các bên cần chứng minh được yếu tố “không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép”. Không thể phủ nhận rằng, việc khắc phục Covid-19 nằm ngoài khả năng của bất kỳ chủ thể nào. Tuy nhiên, cần nhận định rõ ràng, khách quan, chính xác liệu Covid-19 có dẫn đến hệ quả là doanh nghiệp bị ảnh hưởng và từ đó dẫn đến vi phạm hợp đồng hay không.

Các tác động chính xác của điều khoản bất khả kháng có thể phụ thuộc vào thời gian của sự kiện tác động đến điều khoản, nếu sự ảnh hưởng chỉ là tạm thời, thì hiệu suất hợp đồng chỉ có thể bị đình chỉ, nhưng nếu ảnh hưởng của sự kiện này là dài hạn và không thể được xác định, hợp đồng có thể bị chấm dứt.

Phòng Thương mại Quốc tế (ICC) đã ban hành điều khoản bất khả kháng cập nhật vào tháng 03/2020 để đối phó với đại dịch và khuyến nghị sử dụng nó trong các hợp đồng thương mại quốc tế. Điều khoản 2020 của ICC định nghĩa một sự kiện bất khả kháng là việc xảy ra một sự kiện hoặc tình huống cản trở một bên thực hiện một hoặc nhiều nghĩa vụ của mình theo hợp đồng.

Trong tình huống nào thì Covidd-19 được coi là "sự kiện bất khả kháng"?

Nếu điều khoản bất khả kháng trong hợp đồng không đề cập cụ thể sự xuất hiện của một đại dịch thì có thể dựa vào một sự kiện khác được để cập trong điều khoản. Điều khoản bất khả kháng của ICC năm 2003 là điều khoản có liên quan trong hầu hết các hợp đồng thương mại quốc thế thay vì phiên bản 2020. Có một số bệnh dịch nằm trong danh sách các yếu tố được coi là tạo thành sự hiện bất khả kháng nhưng chưa gây ra đại dịch và chắc chắn, khi Covid-19 là một đại dịch có tỷ lệ ảnh hưởng toàn cầu thì yếu tố này mặc nhiên được xem là sự kiện bất khả kháng.

Như vậy, điều khoản bất khả kháng trong hợp đồng có thể thoả thuận về việc áp dụng tương tự các trường hợp cụ thể về dịch bệnh đã được quy định trước đó hoặc một sự kiện được cho là bất khả kháng nếu như các yếu tố đảm bảo cho việc thực hiện hợp đồng bị ảnh hưởng. Nhưng việc một sự kiện được liệt kê trong điều khoản bất khả kháng đã xảy ra sẽ không đủ điều kiện để áp dụng điều khoản này nếu sự kiện đó không có tác động đến khả năng thực hiện nghĩa vụ của các bên. Cần phải chứng minh rằng một bên không thể thực hiện được nghĩa vụ của mình là do đại dịch Covid-19 gây ra.

Hệ quả pháp lý của Covid-19 được coi là "sự kiện bất khả kháng" đối với hợp đồng

Đối với hợp đồng vay tiền, nếu bên vay chứng minh được việc không thanh toán tiền vay đúng hạn là do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, thì bên vay được miễn trách nhiệm đối viws bên cho vay đối với các khoản phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng. Đối với hợp đồng tín dụng, ngày 13/03/2020, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư 01/2020/TT-NHNN quy định về việc tổ chức tín dụng, Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng do dịch Covid-19. Đối với hợp đồng thuê nhà hoặc thuê văn phòng, nếu bên thuê vẫn sử dụng nhà hoặc văn phòng, nhưng không thể thanh toán tiền thuê cho bên cho thuê với lý do bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19, thì bên thuê sẽ không phải chịu trách nhiệm do vi phạm hợp đồng với bên cho thuê. Đối với hợp đồng xây dựng, việc nhà thầu phải giãn tiến độ thực hiện hợp đồng do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhà thầu sẽ không phải chịu trách nhiệm đối với các thiệt hại thực tế phát sinh từ việc chậm tiến độ và cũng không phải chịu chế tài phạt vi phạm hợp đồng xây dựng. Tuy nhiên, việc miễn trách nhiệm trong các hợp đồng không đồng nghĩa với việc loại trừ các nghĩa vụ theo hợp đồng đã ký.

Bài viết cùng chuyên mục

Bản đồ

Luật sư sẽ liên hệ lại với bạn ngay lập tức khi nhận được lịch

Danh mục

Tin mới

. .