Công ty luật TNHH Sao Sáng

luatsaosang@gmail.com 0936653636

Sản xuất và tiêu thụ tiền giả sẽ bị xử lý thế nào theo quy định của pháp luật

14:52 CH
Thứ Sáu 26/01/2024
 145

Trên mạng xã hội gần đây, đang có rất nhiều thông tin rao bán tiền giả với nhiều mệnh giá khác nhau. Những hành vi trên đã gây ảnh hưởng xấu đến an ninh xã hội. Vậy sản xuất và tiêu thụ tiền giả sẽ bị xử lý ra sao?

Căn cứ

Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017);

Nghị định 87/2023/NĐ – CP.

I. Định nghĩa chung về tiền giả 

1. Tiền giả là gì?

Căn cứ theo Nghị định 87/2023/NĐ – CP thì có thể hiểu là vật phẩm có hình ảnh, màu sắc, hoa văn kích thước giống tiền của nước Cộng Hòa Xã Hội chủ nghĩa Việt Nam nhưng không phải do Ngân hàng nhà nước Việt Nam ban hành.

2. Hành vi tiêu thụ tiền giả là hành vi như nào?

Căn cứ theo điều 207 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) có thể hiểu là việc làm, tàng trữ, vận chuyển và lưu hành

 Hành vi làm tiền giả: vẽ tiền giả; sao chụp, tạo bản in và in tiền giả.

 Hành vi tàng trữ tiền giả: hành vi cất giấu tiền giả, bằng nhiều thủ đoạn khác nhau nhằm trốn tránh sự phát hiện của các cơ quan chức năng.

 Hành vi vận chuyển tiền giả: chuyển đi, tìm nguồn tiêu thụ, tìm cách tung tiền giả ra thị trường.

 Hành vi lưu hành tiền giả được thể hiện bằng hành vi đưa tiền giả vào sử dụng để thanh toán, trao đổi.

Đây là tội phạm nguy hiểm, hoạt động tinh vi, phức tạp, xâm phạm sự độc quyền quản lý tài chính của Nhà nước thông qua việc phát hành tiền tệ.

3. Sử dụng tiền giả được hiểu là như thế nào?

Sử dụng tiền giả là hành vi sử dụng tiền giả thay thế cho tiền thật, thực hiện các hoạt động mua bán, trao đổi, lưu thông trong các hoạt động hằng ngày, đưa tiền giả sử dụng rộng rãi từ người này qua người khác, từ nơi này sang nơi khác trong xã hội. Ví dụ: dùng tiền giả để mua bán xăng, thực phẩm,…

Những hành vi trên đều là hành vi nguy hiểm gây ra hậu quả rất lớn đối với kinh tế và chính trị xã hội.

II. Sản xuất, tiêu thụ và sản xuất sẽ bị xử lý như nào?

Căn cứ Điều 207 luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) thì:

“1. Người nào làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.

2. Phạm tội trong trường hợp tiền giả có trị giá tương ứng từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm.

3. Phạm tội trong trường hợp tiền giả có trị giá tương ứng từ 50.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.

4. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 03 năm.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.”

Có thể nói, người nào sản xuất, tiêu thụ tiền giả sẽ bị phạt tù từ 03 năm đến chung thân tùy theo mức độ và giá trị tiền giả tương ứng với từng khung. Ngoài ra người nào chuẩn bị phạm tội này thì sẽ bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc sẽ phạt tù từ 01 năm đến 03 năm.

III. Sử dụng tiền giả mà không biết đó là tiền giả thì có bị phạt không?

Tội phạm là hành vi gây nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý. Việc chứng minh một người sử dụng tiền giả có lỗi hay không có lỗi thuộc thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng. Tại Điều 10 và Điều 11 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về cố ý phạm tội và vô ý phạm tội như sau:
- Cố ý phạm tội:
+ Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra;
+ Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.
 - Vô ý phạm tội:
+ Người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được.
+ Người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó.
Như vậy, để biết có bị xử phạt khi không biết và tiêu tiền giả thì cơ quan có thẩm quyền phải chứng minh được việc không biết đó có thuộc một trong hai lỗi phạm tội theo căn cứ điều luật trên không. 
Nếu thuộc một trong 2 lỗi trên thì sẽ bị xử lý theo quy định tại Điều 207 Bộ luật Hình sự 2015. Còn nếu chứng minh được là không, người sử dụng tiền giả có thể sẽ không bị xử phạt.

Trên đây là toàn bộ tư vấn của chúng tôi, hy vọng rằng, những ý kiến tư vấn này, sẽ giúp làm sáng tỏ các vấn đề mà Quý vị đang quan tâm. Để có thể làm rõ hơn và chi tiết từng vấn đề nêu trên cũng như các vấn đề pháp lý mà Quý vị đang cần tham khảo thêm ý kiến chuyên môn. Xin vui lòng liên hệ ngay cho chúng tôi theo địa chỉ email: luatsaosang@gmail.com hoặc qua Tổng đài tư vấn: 0936.65.3636 - 0972.17.27.57 để nhận được sự tư vấn, giải đáp và hỗ trợ từ Luật Sao Sáng. Trân trọng cảm ơn!

Bài viết cùng chuyên mục

Bản đồ

Luật sư sẽ liên hệ lại với bạn ngay lập tức khi nhận được lịch

Danh mục

Tin mới

. .