Công ty luật TNHH Sao Sáng

luatsaosang@gmail.com 0936653636

Người lao động được hưởng chế độ gì khi bị tai nạn lao động?

9:37 SA
Thứ Bảy 30/10/2021
 838

Bảo hiểm tai nạn lao động còn có thể được hiểu như một chế độ bảo hiểm. Chế độ bảo hiểm TNLĐ của NLĐ là một chế độ bảo hiểm của bảo hiểm xã hội, được đảm bảo tùe nguồn quỹ bảo hiểm xã hội, không bao gồm các khoản chi phí trực tiếp do NSDLĐ thanh toán. Trong trường hợp NSDLĐ chưa tham gia BHXH bắt buộc cho NLĐ theo quy định của nhà nước thì trách nhiệm chi trả quỹ BHXH sẽ được dịch chuyển sang cho NSDLĐ để bảo vệ quyền lợi của NLĐ. Trong trường hợp này NSDLĐ phải trả cho NLĐ một khoản tiền ngang với mức quy định trong các văn bản pháp luật về BHXH.

Khi có TNLĐ xảy ra và được xác định đầy đủ các điều kiện về đối tượng cũng như điều kiện hưởng thì NLĐ (và trong một số trường hợp là nhân thân) sẽ được hưởng 02 nhóm chế độ: i/ Chế độ do BLLĐ quy định (NSDLĐ có trách nhiệm chi trả); ii/ Chế độ BHTNLĐ do Luật An toàn, vệ sinh lao động quy định (Cơ quan BHXH chịu trách nhiệm thực hiện. Trong đó, trợ cấp thương tật, bệnh tật được xác định là chế độ có vai trò quan trọng đối với NLĐ bị TNLĐ. Khi NLĐ bị TNLĐ họ có thể bị mất một phần hoặc toàn bộ khả năng lao động, do đó thu nhập từ NLĐ bị giảm hoặc mất. Vì vậy, NLĐ cần một khoản trợ cấp tương xứng để đảm bảo cuộc sống cho bản thân hoặc gia đình. Tuỳ thuộc vào mức độ suy giảm khả năng lao động mà NLĐ có thể được hưởng trợ cấp một lần hoặc hàng tháng. Cùng một lúc, người lao động có thể được hưởng nhiều loại trợ cấp trong chế độ này và có thể được hưởng chế độ bảo hiểm khác nếu đủ điều kiện.

Tai nạn lao động là gì?

Căn cứ theo quy định tại khoản 8 Điều 3 Luật An toàn, vệ sinh lao động, Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động. Tai nạn được coi là tai nạn lao động là tai nạn xảy ra tại địa điểm và thời gian hợp lý khi người lao động khi người lao động đi từ nơi ở đến nơi làm việc, từ nơi làm việc đến nơi ở.

Các quyền lợi mà người bị tai nạn lao động được hưởng theo chế độ BHTNLĐ 

♦ Được giám định mức suy giảm khả năng lao động:

Theo quy định tại Điều 47 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015, NLĐ bị TNLĐ được giám định hoặc giám định lại mức suy giảm khả năng lao động khi thuộc một trong các trường hợp sau: a) Sau khi bị thương tật, bệnh tật lần đầu đã được điều trị ổn định còn di chứng ảnh hưởng tới sức khỏe;b) Sau khi thương tật, bệnh tật tái phát đã được điều trị ổn định; c) Đối với trường hợp thương tật hoặc bệnh nghề nghiệp không có khả năng điều trị ổn định theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế thì người lao động được làm thủ tục giám định trước hoặc ngay trong quy trình điều trị.

Trường hợp NLĐ vừa bị TNLĐ vừa bị BNN hoặc bị TNLĐ nhiều lần hoặc bị nhiều bệnh nghề nghiệp thì được giám định tổng hợp mức suy gỉam khả năng lao động. NLĐ sau khi thương tật tái phát đã được điều trị ổn định, được giám định lại TNLĐ sau 24 tháng kể từ ngày NLĐ được Hội đồng giám định y khoa kết luận tỷ lệ suy giảm khả năng lao động liền kề trước đó.

Được trợ cấp một lần hoặc hàng tháng tuỳ vào mức độ suy giảm khả năng lao động và thời gian đã tham gia bảo hiểm:

Đối với trợ cấp một lần, căn cứ vào quy định tại Điều 48 Luật ATVSLĐ 2015: Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30% thì được hưởng trợ cấp một lần. Mức trợ cấp một lần được quy định suy giảm 5% khả năng lao động thì được hưởng năm lần mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 0,5 lần mức lương cơ sở; Ngoài mức trợ cấp này, còn được hưởng thêm khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, từ một năm trở xuống thì được tính bằng 0,5 tháng, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng vào quỹ được tính thêm 0,3 tháng tiền lương đóng vào quỹ của tháng liền kề trước tháng bị tai nạn lao động hoặc được xác định mắc bệnh nghề nghiệp; trường hợp bị tai nạn lao động ngay trong tháng đầu tham gia đóng vào quỹ hoặc có thời gian tham gia gián đoạn sau đó trở lại làm việc thì tiền lương làm căn cứ tính khoản trợ cấp này là tiền lương của chính tháng đó. Trong trường hợp NLĐ thay đổi mức hưởng trợ cấp do giám định lại, giám định tổng hợp thì Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định chi tiết về việc tính hưởng trợ cấp TNLĐ, BNN.

Đối với trợ cấp hàng tháng, theo quy định tại Điều 49 Luật ATVSLĐ 2015: Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên thì được hưởng trợ cấp hằng tháng. Mức trợ cấp hàng tháng suy giảm 31% khả năng lao động thì được hưởng bằng 30% mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 2% mức lương cơ sở; Ngoài mức trợ này, hằng tháng còn được hưởng thêm một khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, từ một năm trở xuống được tính bằng 0,5%, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng vào quỹ được tính thêm 0,3% mức tiền lương đóng vào quỹ của tháng liền kề trước tháng bị tai nạn lao động hoặc được xác định mắc bệnh nghề nghiệp; trường hợp bị tai nạn lao động ngay trong tháng đầu tham gia đóng vào quỹ hoặc có thời gian tham gia gián đoạn sau đó trở lại làm việc thì tiền lương làm căn cứ tính khoản trợ cấp này là tiền lương của chính tháng đó. Mức hưởng trợ cấp TNLĐ hàng tháng được điều chỉnh mức hưởng theo quy định của Luật BHXH.

Trợ cấp phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình:

Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà bị tổn thương các chức năng hoạt động của cơ thể thì được cấp tiền để mua các phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình theo niên hạn căn cứ vào tình trạng thương tật, bệnh tật và theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng bảo đảm yêu cầu, điều kiện chuyên môn, kỹ thuật.

♦ Trợ cấp phục vụ:

Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên mà bị liệt cột sống hoặc mù hai mắt hoặc cụt, liệt hai chi hoặc bị bệnh tâm thần thì ngoài mức hưởng quy định tại Điều 49 của Luật này, hằng tháng còn được hưởng trợ cấp phục vụ bằng mức lương cơ sở.

Quy định này đã quan tâm đến đối tượng NLĐ hằng tháng không những mất hoàn toàn khả năng lao động đồng thời còn gặp khó khăn khi thực hiện các công việc sinh hoạt cá nhân, do đó tính đến khoản trợ cấo cho đối tượng thực hiện công việc phục vụ trợ giúp cho NLĐ bị TNLĐ, giảm thiểu gánh nặng, áp lực tinh thần, áp lực kinh tế cho chính NLĐ bị TNLĐ và người thân của họ.

Trợ cấp một lần khi NLĐ chết do TNLĐ:

Thân nhân người lao động được hưởng trợ cấp một lần bằng ba mươi sáu lần mức lương cơ sở tại tháng người lao động bị chết và được hưởng chế độ tử tuất theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

1.Người lao động đang làm việc bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

2.Người lao động bị chết trong thời gian điều trị lần đầu do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

3.Người lao động bị chết trong thời gian điều trị thương tật, bệnh tật mà chưa được giám định mức suy giảm khả năng lao động.

Hồ sơ hưởng chế độ tử tuất trong trường hợp người lao động bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 111 của Luật bảo hiểm xã hội.

Chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau khi điều trị thương tật:

Người lao động sau khi điều trị ổn định thương tật do tai nạn lao động hoặc bệnh tật do bệnh nghề nghiệp, trong thời gian 30 ngày đầu trở lại làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ 05 ngày đến 10 ngày cho một lần bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

Trường hợp chưa nhận được kết luận giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa trong thời gian 30 ngày đầu trở lại làm việc thì người lao động vẫn được giải quyết chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe cho người lao động sau khi điều trị thương tật, bệnh tật theo quy định tại khoản 2 Điều này nếu Hội đồng giám định y khoa kết luận mức suy giảm khả năng lao động đủ điều kiện hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe quy định tại khoản 1 Điều này do người sử dụng lao động và Ban chấp hành công đoàn cơ sở quyết định, trường hợp đơn vị sử dụng lao động chưa thành lập công đoàn cơ sở thì do người sử dụng lao động quyết định. Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe được quy định như sau:

a) Tối đa 10 ngày đối với trường hợp bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp có mức suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên;

b) Tối đa 07 ngày đối với trường hợp bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp có mức suy giảm khả năng lao động từ 31% đến 50%;

c) Tối đa 05 ngày đối với trường hợp bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp có mức suy giảm khả năng lao động từ 15% đến 30%.

Chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau khi điều trị thương tật được hưởng 01 ngày bằng 30% mức lương cơ sở.

Ngoài các chế độ đã được nêu trên còn có một số quy định các quyền lợi khác đối với NLĐ bị TNLĐ bao gồm:

- Hằng năm, Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp dành tối đa 10% nguồn thu để hỗ trợ các hoạt động phòng ngừa, chia sẻ rủi ro về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Bao gồm: khám chữa bệnh nghề nghiệp; Phục hồi chức năng lao động; Điều tra lại các cụ TNLĐ, bệnh nghề nghiệp theo yêu cầu của cơ quan BHXH; Huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động cho người tham gia bảo hiểm TNLĐ.

Việc hỗ trợ các hoạt động quy định nêu trên không bao gồm phần chi phí do Quỹ bảo hiểm y tế đã chi trả theo quy định của Luật BHYT hoặc chi phí do NSDLĐ đã hỗ trợ theo quy định tại khoản 2 Điều 38 của Luật ATVSLĐ về thanh toán chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định cho người bị TNLĐ.

- NLĐ được hưởng trợ cấp TNLĐ hàng tháng nếu không còn làm việc thì được cấp thẻ bảo hiểm y tế do quỹ BHXH đảm bảo; Nếu tiếp tục làm việc hoặc tham gia đóng bảo hiểm xã hội, ngoài hưởng trợ cấp tai nạn lao động hàng tháng theo quy định, khi đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí thì được hưởng đồng thời cả lương hưu.

Tai nạn lao động là vấn đề không tránh khỏi trong quan hệ lao động bởi không ai mong muốn nhưng vì nhiều lý do khác nhau thì TNLĐ vẫn xảy ra như là những rủi ro bất thường ngoài ý muốn con người. TNLĐ là loại rủi ro đặc trưng, nó gây ra những hậu quả to lớn cho NLĐ không chỉ là những thiệt hại về vật chất mà còn cả những thiệt hại về tinh thần. Theo ước tính của ILO, mỗi năm trên thế giờ có khoảng 270 triệu vụ TNLĐ và 160 triệu người bị nhiễm bệnh do nghề nghiệp, làm 2 triệu người chết. Thiệt hại do TNLĐ, BNN gây ra ước tính mất khoảng 4% GNP (tổng sản phẩm quốc gia trên toàn thế giới) đó là chưa kể những tổn thất khác cho gia đình người bạn nạn và cộng đồng xã hội.

Công ty luật TNHH Sao Sáng với đội ngũ luật sư, chuyên viên hỗ trợ pháp lý có nhiều năm kinh nghiệm, chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp những thắc mắc các câu hỏi, cung cấp thông tin hữu ích liên quan đến tất cả lĩnh vực để tư vấn cho Quý khách hàng những phương án tối ưu và hiệu quả. Trân trọng cảm ơn!

Bài viết cùng chuyên mục

Bản đồ

Luật sư sẽ liên hệ lại với bạn ngay lập tức khi nhận được lịch

Danh mục

Tin mới

. .