Công ty luật TNHH Sao Sáng

luatsaosang@gmail.com 0936653636

Thừa kế tài sản khi không có di chúc?

13:29 CH
Thứ Sáu 23/06/2023
 237

Bộ luật Dân sự quy định, ai cũng có quyền để lại tài sản của mình cho người khác và có quyền hưởng di sản theo di chúc hoặc pháp luật. Tuy nhiên có rất nhiều lý do khiến người đã khuất không kịp để lại di chúc trước lúc ra đi hoặc có những trường hợp di chúc được lập nhưng không hợp pháp, không có hiệu lực. Điều này làm phát sinh một số mâu thuẫn về quyền thừa kế tài sản của các thành viên trong gia đình. Như vậy trong trường hợp không có di chúc, tài sản người đã khuất sẽ được chia như thế nào?

Căn cứ pháp lý

Bộ luật Dân sự năm 2015

Thừa kế tài sản khi không có di chúc

Di chúc được xem là một bản cam kết, đại diện cho quyền định đoạt tài sản của người sở hữu. Pháp luật nước ta đã sớm ban hành nhiều khoản luật về vấn đề lập di chúc và quyền thừa kế theo di chúc đó. Người lập di chúc để lại tài sản cho người thừa kế theo mong muốn của mình.

Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định.

Trong trường hợp không có di chúc và người thân gia đình xảy ra tranh chấp khi phân chia tài sản , pháp luật đưa ra mọi quy định về quyền hưởng, số lượng tài sản của mỗi người. Căn cứ vào quan hệ nhân thân, những người gần gũi hoặc không thân thích với người đã mất nhận được phần tài sản khác nhau. Gia đình cần liên hệ pháp luật theo điều 651 Bộ luật dân sự 2015 như sau:

“1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.”

Quyền được hưởng thừa kế không diễn ra đồng thời cùng lúc cho tất cả thành viên trong diện được thừa kế theo quy định của pháp luật. Các thành viên sau khi được phân chia vào diện được hưởng thừa kế và việc phân chia tài sản tiến hành dựa trên quy định pháp luật. Nguyên tắc được thực hiện bao gồm: Tài sản được chia trước và chia toàn bộ cho nhóm đối tượng thừa kế ưu tiên hàng thứ nhất. Nếu không có ai hưởng tài sản ở nhóm thứ nhất thì đối tượng tiếp theo được hưởng là nhóm thứ hai. Theo đó, những đối tượng ở nhóm thứ hai có thể đã mất hoặc mất cùng thời điểm với người mất để lại tài sản thì quyền thừa kế tài sản không di chúc được trao lại cho nhóm đối tượng cuối cùng.

Khi di chúc bị vô hiệu hoặc không có di chúc thì quy trình phân chia tài sản theo pháp luật sẽ diễn ra. Đối tượng thừa kế đáp ứng đủ điều kiện tiến hành luật thừa kế tài sản không có di chúc theo quy trình pháp luật đưa ra. Cụ thể, người thừa kế cần chuẩn bị các hồ sơ, giấy tờ dưới đây:

  • Văn bản trình bày thỏa thuận đồng ý quyền phân chia tài sản thừa kế có xác nhận của các thành viên đồng thừa kế trong gia đình.
  • Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản của người mất để lại tài sản, bao gồm: giấy chứng nhận quyền sở hữu đất, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và các tài sản gắn liền với đất.
  • Giấy chứng tử của người đã mất để lại tài sản, giấy chứng minh mối quan hệ của người mất để lại tài sản đối với các đối tượng người thân có quyền hưởng thừa kế.
  • Hồ sơ, giấy tờ tùy thân của người được hưởng quyền thừa kế tài sản, bao gồm: Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân, sổ hộ khẩu, sổ hộ chiếu, giấy khai sinh, giấy đăng ký kết hôn.

Khi kết thúc quá trình phân chia tài sản không di chúc thành công. Người thừa kế được phân chia tài sản đất đai, nhà cửa cần tiến hành thủ tục đăng ký quyền sở hữu theo quy định của pháp luật. Đây là thủ tục đảm bảo khả năng hợp thức hóa quyền sở người của người thừa kế đối với tài sản được nhận.

Bên cạnh việc được hưởng quyền lợi, người thừa kế còn phải thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Trong thực tế có những trường hợp người chết để lại nhiều nghĩa vụ mà di sản thừa kế không đủ để thanh toán nên Điều 683 BLDS quy định thứ tự ưu tiên thanh toán như sau: chi phí hợp lý theo tập quán cho việc mai táng; tiền cấp dưỡng còn thiếu; tiền trợ cấp cho người sống nương nhờ; tiền công lao động; tiền bồi thường thiệt hại; thuế và các khoản nợ khác đối với Nhà nước; tiền phạt; các khoản nợ khác đối với cá nhân, pháp nhân hoặc chủ thể khác; chi phí cho việc bảo quản di sản; các chi phí khác.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Chúng tôi hy vọng rằng, ý kiến tư vấn của chúng tôi sẽ giúp làm sáng tỏ các vấn đề mà bạn đang quan tâm. Trên từng vấn đề cụ thể, nếu bạn cần tham khảo thêm ý kiến chuyên môn của chúng tôi, xin hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ email: luatsaosang@gmail.com hoặc qua Tổng đài tư vấn: 0936.65.3636 – 0972.17.27.57 để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Sao Sáng. Trân trọng cảm ơn!

Bài viết cùng chuyên mục

Bản đồ

Luật sư sẽ liên hệ lại với bạn ngay lập tức khi nhận được lịch

Danh mục

Tin mới

. .