Công ty luật TNHH Sao Sáng

luatsaosang@gmail.com 0936653636

CÓ ĐƯỢC ĐỐT PHÁO HOA DỊP LỄ TRUNG THU KHÔNG?

14:54 CH
Thứ Tư 27/09/2023
 260

Tết Trung thu là một lễ hội truyền thống quan trọng và đầy màu sắc của người dân Việt Nam. Vào ngày rằm tháng Tám âm lịch hàng năm, người Việt tổ chức các hoạt động đặc biệt như múa lân, đốt pháo hoa, làm đèn lồng và thưởng thức những món ăn truyền thống như bánh Trung Thu. Dịp Tết trung thu người dân có được đốt pháo hoa hay không? Đốt pháo trái phép có thể bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?

1. Pháo, pháo nổ là gì?

Căn cứ khoản 1 Điều 3 Nghị định 137/2020/NĐ-CP quy định về khái niệm pháo, pháo nổ như sau:

- Pháo là sản phẩm có chứa thuốc pháo, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện gây ra phản ứng hóa học nhành, mạnh, sinh khí, tạo ra hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, gây ra tiếng nổ hoặc không gây ra tiếng nổ. Pháo bao gồm: Pháo nổ, pháo hoa.

- Pháo nổ là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện gây ra tiếng nổ hoặc gây ra tiếng rít, tiếng nổ và hiệu ứng màu sắc trong không gian;

Pháo nổ gây ra tiếng rít, tiếng nổ và hiệu ứng màu sắc trong không gian được gọi là pháo hoa nổ;

Pháo hoa nổ tầm thấp là quả pháo có đường kính không lớn hơn 90 mm hoặc tầm bắn không vượt quá 120 m. Pháo hoa nổ tầm cao là quả pháo có đường kính trên 90 mm hoặc tầm bắn trên 120 m;

+ Pháo hoa là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện tạo ra các hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, không gây ra tiếng nổ.

2. Dịp Tết trung thu người dân có được đốt pháo hoa hay không?

Việc sử dụng pháo hoa được quy định tại Điều 17 Nghị định 137/2020/NĐ-CP như sau:

Sử dụng pháo hoa

1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ được sử dụng pháo hoa trong các trường hợp sau: Lễ, tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm và trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật.

2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khi sử dụng pháo hoa chỉ được mua pháo hoa tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa.

Theo Âm lịch, ngày 15/8 là chính giữa mùa thu được coi là ngày "lành" để làm lễ tế thần mặt trăng để người xưa tiên đoán mùa màng và cũng là dịp tết vui chơi của trẻ nhỏ.

Hiện nay, để trẻ em có được niềm vui trọn vẹn vào dịp Tết trung thu, rất nhiều hoạt động chương trình vui chơi, văn nghệ đã được diễn ra.

Dịp Tết trung thu có thể xem là một ngày hội để các thành viên trong gia đình quây quần bên nhau và đặc biệt là một dịp rất đáng mong chờ đối với trẻ em.

Như vậy, người dân có thể sử dụng pháo hoa vào dịp Tết trung thu và chỉ được mua pháo hoa tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa.

Người dân cần lưu ý phân biệt giữa pháo hoa với pháo nổ và pháo hoa nổ tầm thấp:

- Pháo nổ là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện gây ra tiếng nổ hoặc gây ra tiếng rít, tiếng nổ và hiệu ứng màu sắc trong không gian;

Pháo nổ gây ra tiếng rít, tiếng nổ và hiệu ứng màu sắc trong không gian được gọi là pháo hoa nổ;

- Pháo hoa nổ tầm thấp là quả pháo có đường kính không lớn hơn 90 mm hoặc tầm bắn không vượt quá 120 m. Pháo hoa nổ tầm cao là quả pháo có đường kính trên 90 mm hoặc tầm bắn trên 120 m; việc sử dụng pháo hoa nổ tầm thấp được quy định tại Điều 11 Nghị định 137/2020/NĐ-CP.

Hiện nay theo quy định pháp luật chỉ cho phép người dân sử dụng pháo hoa vào các dịp lễ, tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm và trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật và việc sử dụng pháo hoa phải tuân thủ các quy định tại Nghị định 137/2020/NĐ-CP.

Người dân được bắn loại pháo hoa nào? Giá bao nhiêu?

3. Đốt pháo trái phép vào dịp Tết trung thu có thể bị mức xử phạt hành chính như thế nào?

Căn cứ theo điểm i, khoản 3, điểm a khoản 7 Điều 11 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình như sau:

“3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

i) Sử dụng các loại pháo, thuốc pháo trái phép;

7. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại các điểm d và đ khoản 1; các điểm a, b, c, e và g khoản 2; các điểm a, c, d, đ, e, h, i và k khoản 3; các điểm a, b, c, d, đ, e, h và i khoản 4 và khoản 5 Điều này;“

Như vậy, mức xử phạt hành chính đối với hành vi đốt pháo trái phép là từ 05 - 10 triệu đồng, người có hành vi vi phạm sẽ bị tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm. Đây là mức phạt áp dụng đối với cá nhân, trường hợp tổ chức thực hiện cùng hành vi vi phạm sẽ áp dụng mức phạt bằng 02 lần đối với cá nhân (Theo khoản 2 Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP).

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Chúng tôi hy vọng rằng, ý kiến tư vấn của chúng tôi sẽ giúp làm sáng tỏ các vấn đề mà bạn đang quan tâm. Trên từng vấn đề cụ thể, nếu bạn cần tham khảo thêm ý kiến chuyên môn của chúng tôi, xin hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ email: luatsaosang@gmail.com hoặc qua Tổng đài tư vấn: 0936.65.3636 – 0972.17.27.57 để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Sao Sáng. Trân trọng cảm ơn!

Bài viết cùng chuyên mục

Bản đồ

Luật sư sẽ liên hệ lại với bạn ngay lập tức khi nhận được lịch

Danh mục

Tin mới

. .