Công ty luật TNHH Sao Sáng

luatsaosang@gmail.com 0936653636

Nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính

10:14 SA
Thứ Tư 27/10/2021
 1370

Hiện nay, Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, Luật tố tụng hành chính năm 2020 và Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 đều có những điều khoản quy định các nguyên tắc này làm cơ sở cho việc quy định cụ thể các điều khoản của văn bản luật, đồng thời là những tư tưởng chỉ đạo cho việc tiến hành xử lý vi phạm pháp luật được nhanh chóng, kịp thời, công minh, kiên quyết và triệt để.

Kế thừa các quy định về nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính ở các pháp lệnh, Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 đã phát triển và bổ sung thêm một số nguyên tắc được quy định ở Điều 3, thể hiện tư tưởng chỉ đạo là các hành vi vi phạm phải được phát hiện kịp thời và được xử lý nghiêm minh, triệt để theo đúng trình tự, thủ tục và thẩm quyền do pháp luật quy định nhằm giữ vững an ninh, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ lợi ích nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; đảm bảo sự công bằng và nghiêm minh của pháp luật. Trong quá trình xử lý vi phạm hành chính phải đảm bảo xử lý đúng người vi phạm pháp luật, không xử lý oan người vô tội.

Có thể thấy rằng việc quy định các nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính trong văn bản pháp luật xử lý vi phạm hành chính là rất cần thiết, đồng thời còn có ý nghĩa to lớn trong khoa học pháp lý cũng như trong đời sống xã hội. Nếu trong pháp luật xử lý vi phạm hành chính không xác định và không quy định rõ các nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính thì sẽ dẫn đến việc tùy tiện, không thống nhất trong việc xử lý các hành vi vi phạm hành chính. Có thể cùng một loại hành vi vi phạm hành chính thì ở mỗi địa phương hoặc cơ quan, người có thẩm quyền sẽ xử lý khác nhau hoặc có thể dẫn đến tình trạng bỏ lọt người vi phạm, xử lý không kịp thời, không công minh, không khách quan, xử lý không đúng thẩm quyền, trình tự theo quy định của pháp luật,... Ngoài ra, việc quy định các nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính còn thể hiện tính pháp chế, tính tuân thủ pháp luật, tính công khai, tính minh bạch của pháp luật, làm cơ sở pháp lý cho các cơ quan, cá nhân có thẩm quyền xử lý phải quán triệt và tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc trong quá trình xử lý các hành vi vi phạm hành chính; còn các cơ quan, tổ chức cá nhân có hành vi vi phạm hành chính phải triệt để chấp hành nghiêm chỉnh các biện pháp ngăn chặn, hình thức xử lý, đồng thời có quyền giám sát, kiểm tra xem cơ quan, cá nhân có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm hành chính có đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật không.

Có những nguyên tắc cơ bản sau:

  • Mọi vi phạm hành chính phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời, xử lý nghiêm minh, khắc phục hậu quả theo đúng quy định của pháp luật.

Mọi vi phạm phải được phát hiện và bị xử lý kịp thời. Đây là vấn đề quan trọng, liên quan đến thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính. Thực tiễn cho thấy, có việc bỏ sót vi phạm hành chính và có tranh chấp về thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính giữa các cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính. Xử lý vi phạm hành chính phải tuân theo đúng pháp luật: đúng thẩm quyền, hình thức, mức độ xử lý, thủ tục áp dụng. Mọi chủ thể thực hiện, tham gia quan hệ trong lĩnh vực này phải tuân thủ, chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật về xử lý hành chính.

  • Việc xử phạt vi phạm hành chính được tiến hành nhanh chóng, công khai, khách quan, đúng thẩm quyền, bảo đảm công bằng, đúng quy định của pháp luật.

Nguyên tắc này thể hiện ở nội dung khi xử lý vi phạm hành chính phải xử lý đúng người, đúng tội, tính đến một cách toàn diện, đầy đủ mọi tình tiết có liên quan đến hành vi thể hiện mức độ và hình thức lỗi, hậu quả của hành vi, các yếu tố nhân thân, phải xem xét một cách khách quan, thực hiện mọi thủ tục cần thiết theo quy định.

Nguyên tắc này đòi hỏi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải phản ứng mau lẹ với các vi phạm hành chính, tuân thủ nghiêm ngặt những quy định về thời hiệu xử phạt và thực hiện quyết định xử phạt, xử lý một cách khách quan với sự tính toán đầy đủ các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng, các yếu tố nhân thân người vi phạm và các yếu tố khác. Trong xử lý vi phạm hành chính chỉ được chọn các chế tài, biện pháp xử lý đã được pháp luật quy định.

  • Việc xử phạt vi phạm hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm, đối tượng vi phạm và tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng.

  • Chỉ xử phạt vi phạm hành chính khi có hành vi vi phạm do pháp luật quy định.

  • Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính.

  • Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Bài viết cùng chuyên mục

Bản đồ

Luật sư sẽ liên hệ lại với bạn ngay lập tức khi nhận được lịch

Danh mục

Tin mới

. .