Công ty luật TNHH Sao Sáng

luatsaosang@gmail.com 0936653636

Có được xử lý kỷ luật sa thải người lao động đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng?

22:03 CH
Thứ Bảy 11/09/2021
 564

Pháp luật lao động có quy định người lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với lao động nữ vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi. Vậy khi lao động nữ nuôi con dưới 12 tháng tuổi mà vi phạm quy chế, nội quy lao động thì doanh nghiệp có được tiến hành xử lý kỷ luật lao động không?

Chào Luật Sư, em là Nguyễn Thu H, năm nay 28 tuổi. Hiện tại đang làm việc tại công ty Bất Động sản BSS. Em đã làm việc tại công ty được 3 năm, do đợt vừa rồi gia đình có chuyện nên em đã không đi làm trong 5 ngày mà không báo cho bộ phận quản lí của công ty nên sau đó công ty đã có thông báo kỷ luật xa thải em. Em vừa đi làm lại được 2 tháng sau đợt nghỉ chế độ thai sản, và vẫn còn hợp đồng với công ty. Luật sư cho em hỏi việc mà bên công ty xử lí kỷ luật xa thải em có đúng theo pháp luật hiện hành không ạ?

Trả lời:

Chào bạn H, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tư vấn về cho hộp thư giải đáp của luật Sao Sáng. Với sự việc của bạn chúng tôi xin được tư vấn như sau:

Theo quy định tại Điều 125 Bộ luật lao động 2019 quy định về việc áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải:

“Hình thức xử lý kỷ luật sa thải được người sử dụng lao động áp dụng trong trường hợp sau đây:

4. Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong thời hạn 30 ngày hoặc 20 ngày cộng dồn trong thời hạn 365 ngày tính từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng.

Trường hợp được coi là có lý do chính đáng bao gồm thiên tai, hỏa hoạn, bản thân, thân nhân bị ốm có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền và trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động.”

Như vậy, theo quy định trích dẫn nêu trên thì khi người lao động tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng với thời gian 05 ngày làm việc cộng dồn trong khoảng thời gian tối đa 1 tháng thì Người sử dụng lao động có quyền áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải.

Tuy nhiên, khi bạn đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi nên theo quy định tại điểm d Khoản 4 Điều 122 Bộ luật lao động 2019 thì việc xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động đang nuôi con nhỏ được thực hiện như sau:

“Điều 122. Nguyên tắc, trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật lao động

4. Không được xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động đang trong thời gian sau đây:

d) Người lao động nữ mang thai; người lao động nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi.”

Như vậy, dù hành vi vi phạm của bạn thuộc trường hợp bị xử lý kỷ luật lao động tuy nhiên, nếu đang trong thời gian đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi thì người sử dụng lao động không được phép thực hiện việc xử lý kỷ luật lao động. Việc xử lý kỷ luật sa thải người lao động trong trường hợp trái các quy định trên bị coi là vi phạm pháp luật lao động.

Khi đó việc xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi được thực hiện theo Điều 29 Nghị định 05/2015/NĐ-CP, ngày 12/01/2015 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật Lao động như sau:

“Điều 29. Xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi

1. Người sử dụng lao động không được xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động là cha đẻ, mẹ đẻ hoặc cha nuôi, mẹ nuôi hợp pháp đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi.

2. Khi hết thời gian nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi, mà thời hiệu xử lý kỷ luật đã hết thì được kéo dài thời hiệu xử lý kỷ luật lao động, nhưng tối đa không quá 60 ngày, kể từ ngày hết thời gian nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi.”

Như vậy, dù hành vi vi phạm của bạn thuộc trường hợp bị xử lý kỷ luật lao động tuy nhiên, nếu đang trong thời gian đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi thì người sử dụng lao động không được phép thực hiện việc xử lý kỷ luật lao động. Việc xử lý kỷ luật sa thải người lao động trong trường hợp trái các quy định trên bị coi là vi phạm pháp luật lao động.

 

Bài viết cùng chuyên mục

Bản đồ

Luật sư sẽ liên hệ lại với bạn ngay lập tức khi nhận được lịch

Danh mục

Tin mới

. .