Công ty luật TNHH Sao Sáng

luatsaosang@gmail.com 0936653636

Không tiêm Vacxin ngừa Covid-19 sẽ bị xử phạt?

0:28 SA
Thứ Bảy 14/08/2021
 563

Ngày 23-1-2020, Việt Nam có ca bệnh đầu tiên do chủng mới của virus Corona gây ra. Ngày 1-4-2020, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 447/QĐ-TTg về việc công bố dịch Covid-19. Theo đó, bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra là "bệnh truyền nhiễm nhóm A, nguy cơ ở mức độ đại dịch toàn cầu".

Các cơ quan chức năng đang có kế hoạch để nhân dân được sử dụng vắc-xin một cách rộng rãi. Tuy nhiên, có rất nhiều người đặt ra tranh cãi rằng việc tiêm Vacxin có phải là bắt buộc, và người từ chối tiêm có bị xử phạt hay có được chọn loại vacxin mà mình muốn tiêm? Tất cả sẽ được luật Sao Sáng làm sáng tỏ dưới bài viết sau đây.

Tiêm Vacxin liệu có bắt buộc?

Mục 5, Chương 2 của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm quy định về "sử dụng vắc-xin, sinh phẩm y tế phòng bệnh" như sau:

Vắc-xin, sinh phẩm y tế được sử dụng theo các hình thức tự nguyện hoặc bắt buộc (Điều 27), quy định về sử dụng vắc-xin, sinh phẩm y tế tự nguyện (Điều 28); sử dụng vắc-xin, sinh phẩm y tế bắt buộc (Điều 29).

Theo Điều 29, người có nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm tại vùng có dịch và đến vùng có dịch bắt buộc phải sử dụng vắc-xin, sinh phẩm y tế đối với các bệnh có vắc-xin, sinh phẩm y tế phòng bệnh. Trẻ em, phụ nữ có thai phải sử dụng vắc-xin, sinh phẩm y tế bắt buộc đối với các bệnh truyền nhiễm thuộc Chương trình tiêm chủng mở rộng. Cha, mẹ hoặc người giám hộ của trẻ em và mọi người dân có trách nhiệm thực hiện yêu cầu của cơ sở y tế có thẩm quyền trong việc sử dụng vắc-xin, sinh phẩm y tế bắt buộc.

Như vậy, trong trường hợp phòng, chống dịch Covid-19, các cơ quan chức năng có quyền yêu cầu người dân bắt buộc sử dụng vắc-xin, sinh phẩm y tế. Bộ trưởng Bộ Y tế là người có thẩm quyền quy định phạm vi và đối tượng phải sử dụng vắc-xin, sinh phẩm y tế bắt buộc, tùy theo tình hình dịch. Người được yêu cầu bắt buộc sử dụng vắc-xin, sinh phẩm y tế có trách nhiệm thực hiện yêu cầu của cơ quan chức năng, nếu không chấp hành thì có thể bị xử phạt hành chính trong lĩnh vực y tế. Người sử dụng không cần ký vào "bản cam kết" sử dụng vắc-xin như trong trường hợp sử dụng vắc-xin, sinh phẩm y tế tự nguyện.

Đối với trường hợp "sử dụng vắc-xin, sinh phẩm y tế tự nguyện" thì "mọi người có quyền sử dụng" và "Nhà nước khuyến khích công dân tự nguyện sử dụng". Hiện nay, trong công tác phòng, chống dịch Covid-19, Việt Nam đang áp dụng hình thức sử dụng vắc-xin tự nguyện. Mọi người có nhu cầu sử dụng vắc-xin, chỉ cần đăng ký sử dụng theo khu vực dân cư, doanh nghiệp, cơ quan... để được Nhà nước cung cấp miễn phí mà không gặp bất kỳ sự cản trở nào.

Tính "tự nguyện" còn thể hiện ở việc trước khi sử dụng vắc-xin, người sử dụng được yêu cầu ký vào bản cam kết sử dụng vắc-xin do cơ quan có thẩm quyền cung cấp. Cơ sở y tế cần thông báo rõ loại vắc-xin, sinh phẩm y tế hiện có và sẽ cung cấp để người sử dụng quyết định có sử dụng hay không sử dụng. Cơ sở y tế có quyền từ chối những trường hợp người tự nguyện sử dụng vắc-xin, nhưng có bệnh nền có thể nguy hiểm đến tính mạng nếu sử dụng vắc-xin, sinh phẩm y tế. Những trường hợp này được xác định bởi văn bản của cơ quan có thẩm quyền.

Người từ chối tiêm Vacxin có bị phạt?

Điểm a khoản 2 Điều 9 Nghị định 117/2020/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế có quy định:

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không sử dụng hoặc cản trở việc sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế đối với các bệnh có vắc xin, sinh phẩm y tế phòng bệnh trong trường hợp có nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm tại vùng có dịch hoặc đến vùng có dịch theo yêu cầu, hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền;

b) Không cấp và ghi sổ theo dõi tiêm chủng cá nhân hoặc sổ tiêm chủng điện tử cho người đến tiêm tại cơ sở tiêm chủng;

c) Không thống kê danh sách đối tượng đã tiêm chủng tại cơ sở tiêm chủng;

d) Không theo dõi người được tiêm chủng ít nhất 30 phút sau tiêm chủng và hướng dẫn gia đình hoặc đối tượng tiêm chủng tiếp tục theo dõi ít nhất 24 giờ sau tiêm chủng;

đ) Không chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, tài liệu có liên quan khi có yêu cầu nhằm phục vụ cho Hội đồng tư vấn chuyên môn cấp tỉnh xác định các trường hợp được bồi thường trong trường hợp xảy ra tai biến nặng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe hoặc gây thiệt hại đến tính mạng của người được tiêm chủng;

e) Không lưu giữ, quản lý các tài liệu, hồ sơ về tiêm chủng và phản ứng sau tiêm chủng theo quy định của pháp luật.

Vừa rồi, báo chí và truyền thông Việt Nam vận dụng Điểm a khoản 2 Điều 9 Nghị định 117/2020/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế để tuyên truyền là người không tiêm vacxin sẽ bị phạt từ 1 đến 3 triệu đồng là sai.

Điều 9 này điều chỉnh hành vi của cán bộ y tế chứ không áp dụng cho người dân. Ví dụ như đang lúc dịch bệnh, có vacine nhưng cán bộ y tế không tiêm cho người dân mà tìm cách cản trở việc tiêm thì cán bộ sẽ bị xử phạt.

Người dân có quyền được yêu cầu tiêm loại Vacxin mình muốn?

Hiện không có quy định nào bắt buộc người dân phải tiêm vaccine Covid-19. Nếu người dân không có niềm tin đối với loại vacince nào đó, họ có thể từ chối không tiêm.

Dạo gần đây trong khu vực Hồ Chí Minh đang thực hiện công tác tiêm phòng Covid-19 cho người dân bằng loại Vacxin Sinopharm (Trung Quốc). Rất nhiều cá nhân lên tiếng từ chối tiêm loại vacxin này và đòi được đổi snag tiêm bằng loại khác. Tuy nhiên, hiện nay chính quyền đang áp dụng tiêm theo danh sách, theo đợt, theo khu vực địa lý hành chính, và theo đối tượng.

Nếu từ chối tiêm đợt này thì chưa biết là bao giờ mới được tiêm đợt khác. Ngoài ra hiện nay Việt Nam đang trong giai đoạn thiếu Vacxin nên việc người dân muốn được tiêm loại Vacxin theo yêu cầu là rất khó.

Vì thế, nếu người dân không muốn tiêm vacxin thì có thể từ chối, thay vào đó thực hiện thật tốt chỉ thị nhà nước ban hành để phòng chống dịch thật hiệu quả.

Bài viết cùng chuyên mục

Bản đồ

Luật sư sẽ liên hệ lại với bạn ngay lập tức khi nhận được lịch

Danh mục

Tin mới

. .