Công ty luật TNHH Sao Sáng

luatsaosang@gmail.com 0936653636

Phạt con nhưng đừng phạm luật

18:20 CH
Thứ Bảy 12/06/2021
 546

Mỗi cha mẹ đều có cách giáo dục con cái riêng và họ thường đưa ra những hình phạt khi con cái làm điều sai trái. Thế nhưng việc làm đó đã vô tình trở thành nạn bạo lực. Bạo lực gia đình trong đó liên quan đến bạo hành, ngược đãi trẻ em trong những năm qua có nhiều vụ việc hết sức thương tâm và gây phẫn nộ trong xã hội. Vậy pháp luật quy định thế nào về xử lý hành vi bạo hành gia đình, bạo hành trẻ em? Hãy cùng luật Sao Sáng tìm hiểu dưới bài viết sau.

Pháp luật quy định thế nào về việc bố mẹ bạo hành con cái?

Theo Khoản 1 Điều 42 Luật phòng chống bạo lực gia đình năm 2007 quy định như sau:

Người có hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính, xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Trong trường hợp cha mẹ đã có hành vi chửi mắng và nhiều khi đánh đuổi con cái. Tùy theo mức độ vi phạm cha mẹ có thể vị xử lý vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Việc truy cứu trách nhiệm hình sự sẽ đặt ra nếu hành vi của cha mẹ thỏa mãn dấu hiệu cấu thành Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác theo quy định tại Khoản 1 Điều 134 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017:

“Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.”

Trẻ em có thể làm gì khi bị cha mẹ mình bạo hành?

Nếu hành vi của cha mẹ đủ cấu thành tội cố ý gây thương tích thì con cái có thể gửi đơn tố cáo tới cơ quan Công an để điều tra làm rõ hành vi của cha mẹ. Trường hợp chưa đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm thì con cái có thể làm đơn gửi tới Chủ tịch ủy ban nhân dân xã, phường... nơi gia đình cư trú để trình báo về hành vi của cha mẹ hoặc nhờ tới sự giúp đỡ của các tổ chức xã hội, địa chỉ tin cậy ở cộng đồng,...

Mức xử phạt đối với hành vi bạo hành trẻ em

Tùy theo mục đích, động cơ, hậu quả của hành vi gây ra, người thực hiện hành vi bạo hành trẻ em có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đối với hành hành vi bạo hành trẻ em không gây ra các thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính, mức phạt từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng (theo quy định tại khoản 2 Điều 27 Nghị định 144/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính về bảo trợ, cứu trợ xã hội và bảo vệ, chăm sóc trẻ em).

Tuy nhiên hành vi bạo hành nếu gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định Bộ luật Hình sự năm 2015 (Bộ luật hình sự sửa đổi, bổ sung năm 2017) bao gồm các tội sau: (Điều 134) Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác; (Điều 128) Tội vô ý làm chết người; (Điều 123) Tội giết người; (Điều 140) Tội hạnh hạ người khác. Mức phạt cao nhất đối với tội này là tù chung thân hoặc tử hình.

Bên cạnh đó người có hành vi bạo hành còn phải bồi thường cho cha mẹ hoặc người giám hộ của trẻ em đó số tiền để bù đắp những tổn thất vật chất lẫn tinh thần.

Tình trạng bạo hành trẻ em ngày một có chiều hướng gia tăng. Đã có rất nhiều vụ án thương tâm đã xảy ra đối với trẻ em dẫn đến tử vong do bị bạo hành từ chính người cha, người mẹ của mình. Vì thế, luật phải thật đi vào đời sống người dân, phải thật nghiêm minh, xử phạt đúng người đúng tội. Có như thế thì mới làm giảm bớt nạn bạo hành đối với trẻ em đang có chiều hướng gia tăng. Để các em có thể sống trong niềm vui của người thân và xã hội.

 

 

 

 

Bài viết cùng chuyên mục

Bản đồ

Luật sư sẽ liên hệ lại với bạn ngay lập tức khi nhận được lịch

Danh mục

Tin mới

. .