Công ty luật TNHH Sao Sáng

luatsaosang@gmail.com 0936653636

KHÁNG CÁO TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ ĐƯỢC QUY ĐỊNH NHƯ THẾ NÀO?

15:38 CH
Thứ Bảy 13/01/2024
 139

Quyền kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm là một cơ chế pháp lý giúp đảm bảo quyền con người, quyền công dân trong giải quyết vụ án dân sự tại Tòa án. Để đảm bảo cho việc giải quyết vụ việc dân sự được chính xác, khách quan, Bộ luật tố tụng dân sự 2015 đã bổ sung các quy định về chuẩn bị xét kháng cáo, kháng nghị. Vậy, thủ tục kháng cáo trong tố tụng dân sự được quy định như thế nào, mời quý vị theo dõi bài viết dưới đây!

1. Khái niệm kháng cáo

Kháng cáo phúc thẩm theo thủ tục tố tụng dân sự là quyền của đương sự và các chủ thể khác trong hoạt động tố tụng dâ sự được pháp luật quy định về việc không đồng ý một hoặc toàn bộ bản án, quyết định của tòa án khi chưa có hiệu lực pháp luật và yêu cầu tòa án cấp phúc thẩm xét xử lại một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định đó.

2. Chủ thể thực hiện quyền kháng cáo trong tố tụng dân sự

Người có quyền kháng cáo trong vụ án dân sự gồm:

  • Đương sự, người đại diện theo pháp luật của đương sự;
  • Người bào chữa của người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất;
  •  Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự là người dưới 18 tuổi hoặc người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất;
  •  Người được Tòa án tuyên không có tội có quyền kháng cáo về các căn cứ mà bản án sơ thẩm đã xác định là họ không có tội.

3. Thời hạn kháng cáo và kháng cáo quá hạn

  • Điều 273 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định về thời hạn kháng cáo như sau:

"1. Thời hạn kháng cáo đối với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm là 15 ngày, kể từ ngày tuyên án; đối với đương sự, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khởi kiện không có mặt tại phiên tòa hoặc không có mặt khi tuyên án mà có lý do chính đáng thì thời hạn kháng cáo được tính từ ngày họ nhận được bản án hoặc bản án được niêm yết.

Đối với trường hợp đương sự, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khởi kiện đã tham gia phiên tòa nhưng vắng mặt khi Tòa án tuyên án mà không có lý do chính đáng thì thời hạn kháng cáo được tính từ ngày tuyên án.

2. Thời hạn kháng cáo đối với quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án của Tòa án cấp sơ thẩm là 07 ngày, kể từ ngày đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện nhận được quyết định hoặc kể từ ngày quyết định được niêm yết theo quy định của Bộ luật này."

Như vậy, thời hạn kháng cáo là 07 ngày, đối với quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án của Tòa án cấp sơ thẩm và 15 ngày, đối với Bản án của Tòa án cấp sơ thẩm. Thời điểm bắt đầu thời hạn có thể tính từ ngày tuyên án, ngày nhận bản án, ngày nhận quyết định hoặc ngày niêm yết tùy theo từng trường hợp cụ thể.

  • Theo quy định tại Điều 275 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 thì "Kháng cáo quá thời hạn quy định tại Điều 273 của Bộ luật này là kháng cáo quá hạn...". Tức là, người kháng cáo nộp đơn kháng cáo khi đã quá thời hạn nêu trên.

4. Nộp đơn kháng cáo ở cơ quan nào để được giải quyết

Theo khoản 7 Điều 272 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định như sau:

"Điều 272. Đơn kháng cáo

7. Đơn kháng cáo phải được gửi cho Tòa án cấp sơ thẩm đã ra bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo. Trường hợp đơn kháng cáo được gửi cho Tòa án cấp phúc thẩm thì Tòa án đó phải chuyển cho Tòa án cấp sơ thẩm để tiến hành các thủ tục cần thiết theo quy định của Bộ luật này”.

Theo đó, đơn kháng cáo phải được gửi cho Tòa án cấp sơ thẩm đã ra bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo.

5. Thủ tục xem xét và chấp thuận kháng cáo quá hạn

Điều 275 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định như sau:

"Sau khi nhận được đơn kháng cáo quá hạn, Tòa án cấp sơ thẩm phải gửi đơn kháng cáo, bản tường trình của người kháng cáo về lý do kháng cáo quá hạn và tài liệu, chứng cứ (nếu có) cho Tòa án cấp phúc thẩm.

2. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được đơn kháng cáo quá hạn và tài liệu, chứng cứ kèm theo, Tòa án cấp phúc thẩm thành lập Hội đồng gồm ba Thẩm phán để xem xét kháng cáo quá hạn. Phiên họp xem xét kháng cáo quá hạn phải có sự tham gia của đại diện Viện kiểm sát cùng cấp và người kháng cáo quá hạn. Trường hợp người kháng cáo, Kiểm sát viên vắng mặt thì Tòa án vẫn tiến hành phiên họp.

3. Căn cứ vào tài liệu, chứng cứ có liên quan đến việc kháng cáo quá hạn, ý kiến của người kháng cáo quá hạn, đại diện Viện kiểm sát tại phiên họp, Hội đồn xét kháng cáo quá hạn quyết định theo đa số về việc chấp nhận hoặc không chấp nhận việc kháng cáo quá hạn và phải ghi rõ lý do của việc chấp nhận hoặc không chấp nhận trong quyết định. Tòa án cấp phúc thẩm phải gửi quyết định cho người kháng cáo quá hạn, Tòa án cấp sơ thẩm và Viện kiểm sát cùng cấp; nếu Tòa án cấp phúc thẩm chấp nhận việc kháng cáo quá hạn thì Tòa án cấp sơ thẩm phải tiến hành các thủ tục do Bộ luật này quy định."

Theo đó, sau khi tiếp nhận đơn kháng cáo quá hạn, Tòa án cấp phúc thẩm lập Hội đồng và tổ chức phiên họp xem xét kháng cáo quá hạn. Việc chấp thuận kháng cáo quá hạn sẽ dựa trên tài liệu, chứng cứ có liên quan đến việc kháng cáo, ý kiến của người kháng cáo quá hạn, đại diện Viện kiểm sát tại phiên họp. Kháng cáo quá hạn được chấp thuận khi đa số thành viên của Hội đồng xét kháng cáo quá hạn đồng ý chấp thuận kháng cáo quá hạn. 

Như vậy, có thể thấy, để được chấp thuận kháng cáo quá hạn, người kháng cáo phải trình bày ý kiến của mình và cung cấp đầy đủ chứng cứ, tài liệu chứng minh lý do chính đáng về việc kháng cáo quá hạn.

​​​​​​​Trên đây là toàn bộ tư vấn của chúng tôi, hy vọng rằng, những ý kiến tư vấn này, sẽ giúp làm sáng tỏ các vấn đề mà Quý vị đang quan tâm. Để có thể làm rõ hơn và chi tiết từng vấn đề nêu trên cũng như các vấn đề pháp lý mà Quý vị đang cần tham khảo thêm ý kiến chuyên môn. Xin vui lòng liên hệ ngay cho chúng tôi theo địa chỉ email: luatsaosang@gmail.com hoặc qua Tổng đài tư vấn: 0936.65.3636 - 0972.17.27.57 để nhận được sự tư vấn, giải đáp và hỗ trợ từ Luật Sao Sáng. Trân trọng cảm ơn !

Bài viết cùng chuyên mục

Bản đồ

Luật sư sẽ liên hệ lại với bạn ngay lập tức khi nhận được lịch

Danh mục

Tin mới

. .