Công ty luật TNHH Sao Sáng

luatsaosang@gmail.com 0936653636

Người dưới 18 tuổi gây rối trật tự công cộng bị xử phạt hành chính như thế nào?

15:54 CH
Thứ Bảy 10/08/2024
 102

Việc gây rối trật tự công cộng vừa là hành vi vi phạm pháp luật, vừa làm mất an ninh, ảnh hưởng tới an toàn xã hội. Những hành vi này có thể được thực hiện từ những người có nhận thức đầy đủ về mặt pháp luật hoặc có thể bao gồm cả những ngưới dưới 18 tuổi. Vậy thì những trường hợp đó thì phải chịu xử phạt hành chính như thế nào?

1. Thế nào là gây rối trật tự công cộng?

Gây rối trật tự công cộng là hành vi vi phạm pháp luật gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội. Những hành động này không chỉ làm mất ổn định trong cộng đồng mà còn có thể dẫn đến những thiệt hại đáng kể về mặt vật chất lẫn tinh thần đối với các tổ chức và cá nhân.  thậm chí có thể gây ra thiệt hại đến lợi ích của nhà nước, xâm phạm đến quyền và lợi ích của tổ chức, cá nhân.

* Các biểu hiện của hành vi gây rối trật tự công cộng bao gồm:

- Hành vi sử dụng vũ lực, đe dọa sử dụng vũ lực hoặc có hành vi gây nguy hiểm cho người khác như đánh nhau, ẩu đả, gây thương tích cho người khác.

- Hăm dọa, đe dọa dùng vũ lực để uy hiếp, cưỡng đoạt tài sản của người khác.

- Sử dụng hung khí nguy hiểm như dao, kiếm, súng,… để đe dọa, tấn công người khác.

- Gây ồn ào, náo loạn, gây mất trật tự nơi công cộng như: hô hào, cổ vũ quá khích, sử dụng loa đài công suất lớn gây ồn ào;

- Tụ tập đông người gây mất trật tự công cộng;

* Hành vi gây rối trật tự công cộng có thể gây các hậu quả sau:

- Gây mất an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

- Gây thiệt hại về tài sản cho nhà nước và cá nhân;

- Xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân;

- Gây bức xúc dư luận xã hội làm gia tăng sự không hài lòng và lo ngại trong cộng đồng, từ đó ảnh hưởng tiêu cực đến sự hòa hợp và phát triển chung của xã hội.

2. Quy định pháp luật về xử phạt người dưới 18 tuổi gây rối trật tự công cộng

Theo Điều 135 của Luật Xử lí vi phạm hành chính năm 2012, các hình thức xử phạt đi kèm với các biện pháp khắc phục hậu quả gây ra đối với người chưa thành niên được quy định rõ ràng nhằm đảm bảo tính công bằng và phù hợp với đặc điểm của đối tượng này:

Điều 135. Áp dụng các hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả

1. Các hình thức xử phạt áp dụng đối với người chưa thành niên bao gồm:

a) Cảnh cáo;

b) Phạt tiền;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.

2. Các biện pháp khắc phục hậu quả áp dụng đối với người chưa thành niên bao gồm:

a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu;

b) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh;

c) Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường; văn hóa phẩm có nội dung độc hại;

d) Buộc nộp lại khoản thu bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hoặc buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái với quy định của pháp luật.”

 

Theo Điều 21 của Bộ luật dân sự năm 2015, người chưa thành niên được định nghĩa là người chưa đủ mười tám tuổi, và các giao dịch dân sự của những người dưới sáu tuổi phải do người đại diện theo pháp luật thực hiện. Điều này có nghĩa là trong khi người chưa thành niên có thể phải chịu các hình thức xử phạt như trên, thì các quyền và nghĩa vụ liên quan đến giao dịch dân sự của họ vẫn phải được thực hiện bởi người đại diện hợp pháp của họ.

Căn cứ theo Điều 134 của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, được sửa đổi bởi khoản 68 Điều 1 của Luật Xử lí vi phạm hành chính sửa đổi năm 2020 việc xử lý kỷ luật đối với người dưới 18 tuổi phải tuân theo những nguyên tắc đặc thù nhằm bảo đảm sự công bằng và phù hợp với lứa tuổi của người vi phạm. Bên cạnh các nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính quy định tại Điều 3 của Luật này, việc xử lý người chưa thành niên còn phải tuân theo nguyên tắc đặc biệt.

“3. Việc áp dụng hình thức xử phạt, quyết định mức xử phạt đối với người chưa thành niên vi phạm hành chính phải nhẹ hơn so với người thành niên có cùng hành vi vi phạm hành chính.

Trường hợp người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi vi phạm hành chính thì không áp dụng hình thức phạt tiền.

Trường hợp người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi vi phạm hành chính bị phạt tiền thì mức tiền phạt không quá 1/2 mức tiền phạt áp dụng đối với người thành niên; bị buộc phải nộp một khoản tiền tương đương trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính vào ngân sách nhà nước theo quy định tại khoản 1 Điều 126 của Luật này thì số tiền nộp vào ngân sách nhà nước bằng 1/2 trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. Trường hợp không có tiền nộp phạt hoặc không có khả năng thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả thì cha mẹ hoặc người giám hộ phải thực hiện thay.”

 

Ngoài ra căn cứ theo Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về trật tự công cộng như sau:

“Vi phạm quy định về trật tự công cộng

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Gây mất trật tự công cộng ở nơi biểu diễn nghệ thuật, nơi tổ chức các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao, thương mại, trụ sở cơ quan, tổ chức, khu dân cư hoặc ở những nơi công cộng khác, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 2, điểm b khoản 5 Điều này;

b) Thả rông động vật nuôi trong đô thị hoặc nơi công cộng;

c) Để vật nuôi, cây trồng hoặc các vật khác xâm lấn lòng đường, vỉa hè, vườn hoa, sân chơi, đô thị, nơi sinh hoạt chung trong khu dân cư, khu đô thị;

.....

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Sử dụng rượu, bia, các chất kích thích gây mất trật tự công cộng;

b) Tổ chức, tham gia tụ tập nhiều người ở nơi công cộng gây mất trật tự công cộng;

........

3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Có hành vi khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm, lăng mạ, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của người khác, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 21 và Điều 54 Nghị định này;

.........

4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Tổ chức thuê, xúi giục, lôi kéo, dụ dỗ hoặc kích động người khác gây rối, làm mất trật tự công cộng;

b) Mang theo trong người hoặc tàng trữ, cất giấu các loại vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ hoặc các loại công cụ, phương tiện khác có khả năng sát thương; đồ vật, phương tiện giao thông nhằm mục đích gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thương tích cho người khác;

.....”

Vậy nên tùy thuộc vào hành vi gây rối trật tự công cộng, người dưới 18 tuổi sẽ bị xử phạt hành chính cụ thể như sau:

- Mức phạt tiền cao nhất đối với hành vi gây rối trật tự xã hội do người dưới 18 tuổi vi phạm là 2.500.000 đồng.

- Mức phạt tiền thấp nhất đối với hành vi gây rối trật tự xã hội do người dưới 18 tuổi vi phạm là 150.000 đồng.

- Ngoài ra, còn có thể áp dụng hình thức phạt cảnh cáo và các biện pháp khắc phục hậu quả đối với người dưới 18 tuổi gây rối trật tự công cộng theo quy định của pháp luật.

- Trường hợp không có tiền nộp phạt hoặc không có khả năng thực hiện biện pháp khắc, phục hậu quả thì cha mẹ hoặc người giám hộ phải thực hiện thay.

Lưu ý: Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi vi phạm hành chính thì không áp dụng hình thức phạt tiền.

 

Trên đây là toàn bộ tư vấn của chúng tôi, hy vọng rằng, những ý kiến tư vấn này, sẽ giúp làm sáng tỏ các vấn đề mà Quý vị đang quan tâm. Để có thể làm rõ hơn và chi tiết từng vấn đề nêu trên cũng như các vấn đề pháp lý mà Quý vị đang cần tham khảo thêm ý kiến chuyên môn. Xin vui lòng liên hệ ngay cho chúng tôi theo địa chỉ email: luatsaosang@gmail.com hoặc qua Tổng đài tư vấn: 0936.65.3636 - 0972.17.27.57 để nhận được sự tư vấn, giải đáp và hỗ trợ từ Luật Sao Sáng. Trân trọng cảm ơn !

Bài viết cùng chuyên mục

Bản đồ

Luật sư sẽ liên hệ lại với bạn ngay lập tức khi nhận được lịch

Danh mục

Tin mới

. .