SỬ DỤNG BIỂN SỐ XE GIẢ BỊ XỬ LÝ NHƯ THẾ NÀO? CÓ BỊ XỬ LÝ HÌNH SỰ KHÔNG?
Sử dụng biển số xe giả hiện nay đang ngày một tràn lan và phổ biến đang. Chỉ cần vài thao tác trao đổi đơn giản trên mạng xã hội; hoặc liên hệ thông qua số điện thoại; người dân từ đó sẽ dễ dàng sở hữu một chiếc biển số giả có màu sắc và số theo ý muốn. Vậy trường hợp dùng biển số xe giả bị xử lý như thế nào? Hãy cùng với Luật sư Công ty Luật Sao Sáng tìm hiểu về vấn đề này thông qua bài viết ngay sau đây nhé!
Căn cứ pháp lý
Luật Giao thông đường bộ năm 2008.
Thông tư 58/2020/TT-BCA.
Nghị định 100/2019/NĐ-CP.
Đặc điểm của biển số xe được lưu hành hiện nay
Theo quy định về điều kiện tham gia giao thông tại khoản 3 Điều 53 Luật Giao thông đường bộ năm 2008; xe cơ giới phải đăng ký và gắn biển số do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
Hiện nay, tại Thông tư 58/2020/TT-BCA quy định chỉ các cơ quan sau mới được cấp biển số xe:
Cục Cảnh sát giao thông.
Phòng Cảnh sát giao thông.
Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ – đường sắt.
Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Công an cấp huyện.
Cũng theo Điều 25 Thông tư này, biển số xe được cấp sẽ có những đặc điểm sau:
Về chất liệu: Biển số xe được sản xuất bằng kim loại, có màng phản quang, ký hiệu bảo mật Công an hiệu đóng chìm do đơn vị được Bộ Công an cấp phép sản xuất biển số, do Cục Cảnh sát giao thông quản lý; riêng biển số xe đăng ký tạm thời được in trên giấy.
Ký hiệu, kích thước của chữ và số trên biển số đăng ký các loại xe thực hiện theo quy định.
Biển được gắn phía sau xe (xe máy, xe mô tô, máy kéo); còn xe ô tô được gắn biển số ở cả trước và sau xe;…
Xử lý khi sử dụng biển số xe giả như thế nào?
Như đã đề cập, biển số xe phải do cơ quan có thẩm quyền cấp mới được phép lưu hành. Trường hợp sử dụng biển số xe giả, cả người điều khiển phương tiện và chủ xe đều sẽ bị lực lượng Cảnh sát giao thông xử phạt vi phạm theo nghị định 100/2019/NĐ-CP với “lỗi điều khiển xe gắn biển số không do cơ quan có thẩm quyền cấp” như sau:
Đối với chủ xe sử dụng biển số xe giả
Mức phạt khi sử dụng biển số xe giả sẽ bị xử tùy theo loại xe. Chủ xe ở đây sẽ có 2 loại là tổ chức và cá nhân với những hình phạt cụ thể như sau:
Đối với oto và máy kéo (kể cả rơ moóc được kéo theo), xe máy chuyên dùng
Theo điểm g khoản 8 điều 30 quy định như sau:
Điều 30. Xử phạt chủ phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ
8. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
g) Đưa phương tiện không gắn biển số (đối với loại xe có quy định phải gắn biển số) tham gia giao thông; đưa phương tiện gắn biển số không đúng với Giấy đăng ký xe hoặc gắn biển số không do cơ quan có thẩm quyền cấp (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) tham gia giao thông;
Từ đó ta có thể hiểu đơn giản rằng mức xử phạt sẽ cụ thể như sau:
Đối với oto, máy kéo (kể cả rơ moóc được kéo theo), xe máy chuyên dùng; thì mức xử phạt khi sử dụng biển số giả sẽ là:
04-06 triệu đồng đối với cá nhân.
08-12 triệu đồng đối với tổ chức.
Đối với xe máy
Theo điểm k khoản 5 điều 30 quy định như sau:
Điều 30. Xử phạt chủ phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ
5. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 1.600.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
k) Đưa phương tiện không gắn biển số (đối với loại xe có quy định phải gắn biển số) tham gia giao thông; đưa phương tiện gắn biển số không đúng với Giấy đăng ký xe hoặc gắn biển số không do cơ quan có thẩm quyền cấp tham gia giao thông.
800.000 nghìn đồng – 02 triệu đồng đối với cá nhân.
1,6-04 triệu đồng đối với tổ chức
Đối với lái xe sử dụng biển số xe giả
Đối với oto
Điểm d khoản 5 điều 16 quy định:
Điều 16. Xử phạt người điều khiển xe ô tô (bao gồm cả rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo theo) và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy định về điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông
5. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
d) Điều khiển xe gắn biển số không đúng với Giấy đăng ký xe hoặc gắn biển số không do cơ quan có thẩm quyền cấp (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc).
Khi đó, người lái xe oto sẽ bị phạt từ 04-06 triệu đồng khi dùng biển số xe giả.
Đối với xe máy
Điểm c khoản 2 điều 17 quy định:
Điều 17. Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy định về điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông
2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
c) Điều khiển xe không gắn biển số (đối với loại xe có quy định phải gắn biển số); gắn biển số không đúng với Giấy đăng ký xe hoặc gắn biển số không do cơ quan có thẩm quyền cấp.
Khi đó, người lái xe máy sẽ bị phạt từ 300.000 đồng – 400.000 đồng khi dùng biển số xe giả.
Đối với máy kéo (kể cả rơ moóc được kéo theo), xe máy chuyên dùng
Theo điểm đ khoản 2 điều 19 quy định:
Điều 19. Xử phạt người điều khiển máy kéo (kể cả rơ moóc được kéo theo), xe máy chuyên dùng vi phạm quy định về điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
đ) Điều khiển xe không gắn biển số (đối với loại xe có quy định phải gắn biển số); gắn biển số không đúng với Giấy đăng ký xe hoặc gắn biển số không do cơ quan có thẩm quyền cấp (kể cả rơ moóc);
Khi đó, người lái và điều khiển máy kéo (kể cả rơ moóc được kéo theo), xe máy chuyên dùng sẽ bị phạt từ 01-02 triệu đồng khi sử dụng biển số xe giả.
Hình phạt bổ sung sử dụng biển số xe giả
Ngoài ra còn có hình phạt bổ sung đối với các trường hợp trên khi sử dụng biển số xe giả.
Theo quy định tại khoản 14 điều 30 quy định: Ngoài việc bị phạt tiền, cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
14. Ngoài việc bị phạt tiền, cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
Thực hiện hành vi quy định tại điểm g khoản 8 Điều này bị tịch thu biển số
Trường hợp chủ phương tiện là người trực tiếp điều khiển phương tiện thì căn cứ điểm d khoản 14 Điều 30, chủ phương tiện còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển xe cơ giới), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 01 tháng đến 03 tháng.
Hiện nay,tình trạng người tham gia giao thông sử dụng biển số giả đặc biệt là gắn biển nền xanh của cơ quan nhà nước hoặc gắn thiết bị đổi biển số xe trong phút chốc đã làm vi phạm nghiêm trọng đến trật tự, an toàn giao thông và an ninh, trật tự xã hội, ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan Nhà nước; gây khó khăn cho công tác quản lý, đảm bảo trật tự an toàn giao thông cho cơ quan cảnh sát khi làm nhiệm vụ.
Trường hợp xử phạt nguội bằng camera an ninh giám sát ở các ngã tư, vòng xuyến… thì hành vi sử dụng biển số xe giả (trong trường hợp trùng với biển số xe thật của người khác) không khác gì việc trốn tránh trách nhiệm và đổ oan cho người khác.
Chế tài xử phạt cho hành vi liên quan đến biển số giả theo pháp luật hiện hành vẫn còn nhẹ
Biện pháp xử phạt xử phạt bổ sung là tịch thu biển giả còn nhẹ, chưa đủ sức răn đe.
Do vậy cần tăng nặng hình phạt bằng cách tịch thu xe.
Trên đây là nội dung Luật Sao Sáng gửi đến quý bạn đọc về việc sử dụng biển số xe giả . Nếu có vấn đề nào còn thắc mắc hoặc cần được hỗ trợ vui lòng liên hệ với chúng tôi qua email: luatsaosang@gmail.com hoặc hotline: 0936 65 36 36 - 0972172757 để được tư vấn, hỗ trợ nhanh nhất.