Ai được quyền nuôi con khi không đăng ký kết hôn?
Hiện nay vấn đề sống chung như vợ chồng và có con nhưng không đăng ký kết hôn đang diễn ra khá phổ biến. Vậy nếu khi không đăng ký kết hôn như vậy thì vấn đề con cái được pháp luật quy định ra sao?
Căn cứ Luật Hôn nhân và gia đình 2014, nam nữ sống chung như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì pháp luật không công nhận là vợ chồng. Tuy nhiên, nếu có con chung thì pháp luật vẫn thừa nhận. Luật Hôn nhân và gia đình 2014 cũng quy định con ngoài hôn nhân và con trong thời kỳ hôn nhân đều được đối xử công bằng.
Theo Điều 14 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 có quy định như sau:
"1. Nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng. Quyền, nghĩa vụ đối với con, tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên được giải quyết theo quy định tại Điều 15 và Điều 16 của Luật này.
2. Trong trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng theo quy định tại khoản 1 Điều này nhưng sau đó thực hiện việc đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật thì quan hệ hôn nhân được xác lập từ thời điểm đăng ký kết hôn."
Theo Điều 15 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 cũng nêu rõ:
"Quyền, nghĩa vụ giữa nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng và con được giải quyết theo quy định của Luật này về quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con."
Theo đó, quyền nuôi con được thực hiện theo nguyên tắc:
- Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.
- Cha và mẹ đứa trẻ thỏa thuận người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
Do đó, cha, mẹ đều có quyền, nghĩa vụ ngang nhau trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình dù có đăng ký kết hôn hay không. Cha mẹ có quyền, nghĩa vụ nuôi con như nhau khi chưa đăng ký kết hôn.
Trong trường hợp không đăng ký kết hôn nhưng có tranh chấp về nuôi con thì quyền và nghĩa vụ nuôi con sẽ được giải quyết giống như hai vợ chồng có đăng ký kết hôn ly hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 2014. Theo Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định:
Vợ chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên. Trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ 7 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.
Như vậy, dù không đăng ký kết hôn và con mang họ mẹ hay cha thì cả hai bên cha, mẹ đều bình đẳng trong việc thỏa thuận ai là người nuôi con. Tuy nhiên, vẫn phải thực hiện trên cơ sở pháp luật, việc tự ý "bắt" con về nuôi mà không có thỏa thuận hoặc quyết định của Tòa án là vi phạm pháp luật. Hai bên cần phải có thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì có thể yêu cầu Tòa án giải quyết.
Trên đây là toàn bộ tư vấn của chúng tôi, hy vọng rằng, những ý kiến tư vấn này, sẽ giúp làm sáng tỏ các vấn đề mà Quý vị đang quan tâm. Để có thể làm rõ hơn và chi tiết từng vấn đề nêu trên cũng như các vấn đề pháp lý mà Quý vị đang cần tham khảo thêm ý kiến chuyên môn. Xin vui lòng liên hệ ngay cho chúng tôi theo địa chỉ email: luatsaosang@gmail.com hoặc qua Tổng đài tư vấn: 0936.65.3636 - 0972.17.27.57 để nhận được sự tư vấn, giải đáp và hỗ trợ từ Luật Sao Sáng. Trân trọng cảm ơn !
Bài viết cùng chuyên mục
Ví dụ: đơn ly hôn, ly hôn đơn phương, tư vấn luật, tư vấn pháp luật, ...