Công ty luật TNHH Sao Sáng

luatsaosang@gmail.com 0936653636

XỬ PHẠT HÀNH VI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN PHÁP LUẬT

14:36 CH
Thứ Ba 30/01/2024
 105

Tư pháp là một trong ba quyền lực nhà nước, cùng với lập pháp và hành pháp. Tư pháp có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và pháp chế xã hội chủ nghĩa. Tư vấn pháp luật là một trong các lĩnh vực của bổ trợ tư pháp, là một loại dịch vụ pháp lý. Tuy nhiên không phải lúc nào hoạt động tư vấn pháp luật cũng được thực hiện theo đúng quy định pháp luật.

1. Hoạt động tư vấn pháp luật của luật sư

Căn cứ theo điều 28, Luật luật sư 2006

“1. Tư vấn pháp luật là việc luật sư hướng dẫn, đưa ra ý kiến, giúp khách hàng soạn thảo các giấy tờ liên quan đến việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của họ.

Luật sư thực hiện tư vấn pháp luật trong tất cả các lĩnh vực pháp luật.

2. Khi thực hiện tư vấn pháp luật, luật sư phải giúp khách hàng thực hiện đúng pháp luật để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ.”

2. Các hình thức tư vấn pháp luật

- Tư vấn trực tiếp bằng lời nói: Đây là một trong những hình thức phổ biến và thường tiến hành đối với vụ việc có tính chất đơn giản hoặc khi người có nhu cầu tư vấn trực tiếp gặp người tư vấn để yêu cầu.

- Tư vấn bằng văn bản: Tư vấn bằng văn bản thông thường được thể hiện qua việc người có nh cầu tư vấn viết đơn, thư, chuyển thư điện tử (email), chuyển fax, … đến cho người tư vấn nêu rõ yêu cầu tư vấn dưới dạng các câu hỏi cụ thể.

3. Mục đích của tư vấn pháp luật

- Tăng cường kiến thức của công chúng về quyền và trách nhiệm của công dân cũng như khuyến khích ý thức tuân thủ pháp luật.

- Thúc đẩy việc thông báo, phổ biến và giải thích về luật pháp từ đó giảm thiểu thời gian dành cho khiếu nại và tố cáo, đồng thời tăng cường sự đoàn kết trong cộng đồng.

- Đề xuất các ý kiến và kiến nghị kịp thời để cải thiện và mở rộng hệ thống luật pháp dựa trên thông tin thu thập từ hoạt động tư vấn pháp luật. Đồng thời hiểu rõ tâm tư, nguyện vọng, nhu cầu và việc việc vi phạm luật pháp cũng như việc thực thi luật pháp tại cấp địa phương và toàn cầu.

- Tăng cường hiệu quả quản lý, tổ chức và hoạt động của cơ quan nhà nước cũng như xây dựng niềm tin của công chúng đối với các cơ quan thực hiện luật pháp và các cơ quan bảo vệ luật pháp.

- Các hoạt động tư vấn pháp luật đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối giữa người tạo luật, người thực thi luật và công dân.

4. Xử phạt hành vi vi phạm quy định về hoạt động tư vấn pháp luật

Căn cứ theo điều 10, Nghị định số 82/2020/NĐ-CP, quy định về hành vi vi phạm quy định về hoạt động tư vấn pháp luật

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền cấp trong hồ sơ đề nghị cấp thẻ tư vấn viên pháp luật.

2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a, Tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung thẻ tư vấn viên pháp luật;

b, Nhận, đòi hỏi tiền hoặc lợi ích khác ngoài khoản thù lao mà trung tâm tư vấn pháp luật, chi nhánh của trung tâm tư vấn pháp luật đã thu;

c, Lợi dụng danh nghĩa trung tâm tư vấn pháp luật, chi nhánh của trung tâm tư vấn pháp luật, tư vấn viên pháp luật luật sư, cộng tác viên pháp luật để thực hiện tư vấn pháp luật nhằm trục lợi.

3. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a, Xúi giục cá nhân, tổ chức yêu cầu tư vấn pháp luật cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật;

b, Xúi giục cá nhân, tổ chức yêu cầu tư vấn pháp luật khiếu nại, tố cáo, khởi kiện trái pháp luật;

c, Tư vấn pháp luật cho các bên có quyền lợi đối lập trong cùng một vụ việc;

d, Tiết lộ thông tin về vụ việc, cá nhân, tổ chức yêu cầu tư vấn pháp luật, trừ trường hợp cá nhân, tổ chức yêu cầu tư vấn pháp luật đồng ý hoặc pháp luật có quy định khác;

đ, Không phải là tư vấn viên pháp luật mà hoạt động tư vấn pháp luật với danh nghĩa tư vấn viên pháp luật.

4. Hình thức phạt bổ sung:

a, Tước quyền sử dụng thẻ tư vấn viên pháp luật, chứng chỉ hành nghề luật từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 2 Điều này;

b, Tước quyền sử dụng thẻ tư vấn viên pháp luật, chứng chỉ hành nghề luật sư từ 06 tháng đến 09 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 3 Điều này;

c, Tịch thu tang vật là giấy tờ, văn bản bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều này.

5. Biện pháp khắc phục hậu quả

a, Kiến nghị cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xem xét, xử lý đối với giấy tờ, văn bản đã cấp do có hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này; giấy tờ, văn bản bị tẩy xóa, sửa chữa, làm sai lệch nội dung quy định tại khoản 1 Điều này; thẻ tư vấn viên pháp luật bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;

b, Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các điểm b và c khoản 2, điểm đ khoản 3 Điều này.”

Trên đây là toàn bộ tư vấn của chúng tôi, hy vọng rằng, những ý kiến tư vấn này, sẽ giúp làm sáng tỏ các vấn đề mà Quý vị đang quan tâm. Để có thể làm rõ hơn và chi tiết từng vấn đề nêu trên cũng như các vấn đề pháp lý mà Quý vị đang cần tham khảo thêm ý kiến chuyên môn. Xin vui lòng liên hệ ngay cho chúng tôi theo địa chỉ email: luatsaosang@gmail.com hoặc qua Tổng đài tư vấn: 0936.65.3636 - 0972.17.27.57 để nhận được sự tư vấn, giải đáp và hỗ trợ từ Luật Sao Sáng. Trân trọng cảm ơn !

 

Bài viết cùng chuyên mục

Bản đồ

Luật sư sẽ liên hệ lại với bạn ngay lập tức khi nhận được lịch

Danh mục

Tin mới

. .