Công ty luật TNHH Sao Sáng

luatsaosang@gmail.com 0936653636

CÁC LOẠI NHÃN HIỆU VÀ ĐIỀU KIỆN BẢO HỘ

8:19 SA
Thứ Năm 31/03/2022
 375

Có thể hầu hết các doanh nghiệp hiện nay đều chưa hiểu rõ tầm quan trọng của nhãn hiệu. Chức năng chính của một nhãn hiệu là giúp người tiêu dùng xác định một sản phẩm (là một hàng hóa hoặc dịch vụ) của một công ty cụ thể nhằm phân biệt sản phẩm đó với các sản phẩm giống hoặc tương tự do các công ty khách hàng cung cấp. Một khi người tiêu dùng hài lòng với sản phẩm đó, có khả năng họ sẽ mua hoặc sử dụng trong tương lai.   Có thể nói nhãn hiệu là một tài sản trí tuệ quý giá, có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động kinh doanh, cạnh tranh và phát triển thị trường của một doanh nghiệp, dù doanh nghiệp đó thực hiện hoạt động sản xuất hàng hóa hay cung cấp dịch vụ.

1. Khái niệm

     Theo quy đinh Khoản 16 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ (SHTT) “Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau”.

+ Nhãn hiệu chữ (chữ cái, có thể kèm theo cả chữ số, từ ngữ, một cụm từ).

+ Nhãn hiệu hình (hình vẽ, hình ảnh, biểu tượng, hình khối - hình không gian ba chiều mà không có từ ngữ)

+ Nhãn hiệu kết hợp (giữa hình và chữ)

2. Các loại nhãn hiệu

- Nhãn hiệu tập thể:

 Theo quy định tại khoản 17 Điều 4 Luật SHTT quy định nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó.

VD: Rượu Mẫu Sơn

+ Chử sở hữu: Tổ chức được thành lập hợp pháp (Hiệp hội, hợp tác xã...) Quy định như vậy để kiểm soát chất lượng sản phẩm

+ Chủ thể sử dụng: Bản thân tổ chức và thành viên của tổ chức

+ Tổ chức xây dựng quy chế chung về việc sử dụng nhãn hiệu và các thành viên có quyền sử dụng nhãn hiệu nếu hàng hóa, dịch vụ của họ đáp ứng các tiêu chuẩn đó.

- Nhãn hiệu chứng nhận:

Theo quy định tại  khoản 18 Điều 4 Luật SHTT quy định nhãn hiệu chứng nhận là nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng trên hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân đó để chứng nhận các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, cách thức sản xuất hàng hóa, cách thức cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ chính xác, độ an toàn hoặc các đặc tính khác của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu.

+ Chủ sở hữu: Là tổ chức có chức năng kiểm soát chứng nhận đặc tính của hàng hóa, dịch vụ với điều kiện không sản xuất kinh doanh hàng hóa dịch vụ đó (khoản 4 Điều 87 và khoản 1 Điều 121 Luật SHTT).

+ Chủ thể sử dụng: Mọi chủ thể kinh doanh có sản phẩm dịch vụ đạt tiêu chuẩn đã đặt ra về các đặc tính.

- Nhãn hiệu nổi tiếng :

Theo quy định tại  Khoản 20 Điều 4 Luật SHTT thì nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam.

+ Được bảo hộ trên cơ sở thực tiễn sử dụng mà không phụ thuộc vào thủ tục đăng kí (điểm a Khoản 3 Điều 6 Luật SHTT)

+ Thời hạn bảo hộ: Không xác định thời hạn (phụ thuộc mức độ nhận biết của người tiêu dùng

3. Điều kiện bảo hộ nhãn hiệu

-Nhãn hiệu phải là dấu hiệu nhìn thấy được (khoản 1 Điều 72 Luật SHTT)

 Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc;

Hiện tại Luật chưa quy đinh về việc bảo hộ âm thanh, mùi vị nhưng có thể bảo hộ theo hướng chống cạnh tranh không lãnh mạnh .

- Nhãn hiệu có khả năng phân biệt hàng hóa dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu vs hàng hóa dịch vụ của chủ thể khác (khoản 2 Điều 72, Điều 74 Luật SHTT)

Nhãn hiệu được coi là có khả năng phân biệt nếu được tạo thành từ một hoặc một số yếu tố dễ nhận biết, dễ ghi nhớ hoặc từ nhiều yếu tố kết hợp thành một tổng thể dễ nhận biết, dễ ghi nhớ và không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

Vd: XNMKDDD : đây là nhãn hiệu quá khó để ghi nhớ và sẽ không được bảo hộ trong trường hợp này.

- Không thuộc các trường hợp tại điều 73 Luật SHTT

“Các dấu hiệu sau đây không được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu:

1. Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với hình quốc kỳ, quốc huy của các nước;

2. Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với biểu tượng, cờ, huy hiệu, tên viết tắt, tên đầy đủ của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp của Việt Nam và tổ chức quốc tế, nếu không được cơ quan, tổ chức đó cho phép;

3. Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thật, biệt hiệu, bút danh, hình ảnh của lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân của Việt Nam, của nước ngoài;

4. Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với dấu chứng nhận, dấu kiểm tra, dấu bảo hành của tổ chức quốc tế mà tổ chức đó có yêu cầu không được sử dụng, trừ trường hợp chính tổ chức này đăng ký các dấu đó làm nhãn hiệu chứng nhận;

5. Dấu hiệu làm hiểu sai lệch, gây nhầm lẫn hoặc có tính chất lừa dối người tiêu dùng về nguồn gốc xuất xứ, tính năng, công dụng, chất lượng, giá trị hoặc các đặc tính khác của hàng hóa, dịch vụ.”

Chúng tôi hy vọng rằng, ý kiến tư vấn của chúng tôi sẽ giúp làm sáng tỏ các vấn đề mà bạn đang quan tâm. Trên từng vấn đề cụ thể, nếu bạn cần tham khảo thêm ý kiến chuyên môn của chúng tôi, xin hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ email luatsaosang@gmail.com hoặc qua Tổng đài tư vấn: 0936563636 để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Sao Sáng. Trân trọng cám ơn! Bộ tư vấn Luật sư tư vấn pháp luật (dân sự, hình sự, đất đai, hôn nhân gia đình, doanh nghiệp, sở hữu trí tuệ, hành chính, tố tụng) ……… - Luật Sao Sáng.

 

Bài viết cùng chuyên mục

Bản đồ

Luật sư sẽ liên hệ lại với bạn ngay lập tức khi nhận được lịch

Danh mục

Tin mới

. .