Công ty luật TNHH Sao Sáng

luatsaosang@gmail.com 0936653636

PHÂN BIỆT BÍ MẬT KINH DOANH VÀ SÁNG CHẾ

9:21 SA
Thứ Năm 31/03/2022
 2919

Hiện nay vẫn nhiều người vẫn hay thường lầm tưởng rằng bí mật kinh doanh là sáng chế, tuy nhiên chúng hoàn toàn khác nhau và có cơ chế bảo hộ riêng biệt. Để tìm hiểu vấn đề này, xin mới quý khách tìm hiểu trong bài viết sau.

1. Khái niệm

Sáng chế:  là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên. (khoản 12 Điều 4 Luật SHTT).

Bí mật kinh doanh : là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh doanh. (khoản 23 Điều 4 Luật SHTT).

2. Hình thức

Sáng chế: Dưới dạng sản phẩm, vật thể, chất thể (hợp chất polime, dược phẩm…), vật liệu sinh học (lai tạo giống cây mới) hoặc dưới dạng quy trình: (ví dụ  quy trình công nghệ thủy nhiệt xử lý rác thải).

Bí mật kinh doanh: là những bí quyết về khoa học kỹ thuật: công thức, bản mô tả; Thông tin thương mại: danh sách khác hàng, chiến lược kinh doanh, quảng cáo…;Thông tin tài chính: cơ cấu giá, báo cáo tài chính.

3. Căn cứ xác xác lập quyền

Sáng chế: Quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật này hoặc công nhận đăng ký quốc tế theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.( điểm a khoản 3 Điều 6 Luật SHTT).

Bí mật kinh doanh: Quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh được xác lập trên cơ sở có được một cách hợp pháp bí mật kinh doanh và thực hiện việc bảo mật bí mật kinh doanh đó.( điểm c khoản 3 Điều 6 Luật SHTT).

4.Tính bảo mật

Sáng chế: thông tin phải được công bố rộng rãi, bộc lộ đầy đủ và rõ ràng bản chất của sáng chế đến mức căn cứ vào đó người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực kỹ thuật tương ứng có thể thực hiện được sáng chế đó ( điểm a Khoản 2 Điều 102 Luật SHTT).

Bí mật kinh doanh: Thông tin không khải công bố rộng rãi.

5. Chi phí

Sáng chế: Mất phí đăng ký và duy trì hiệu lực văn bằng, không mất phí bảo mật thông tin.

Bí mật kinh doanh: Không mất phí đăng ký và duy trì hiệu lực văn bản, mất phí bảo mật thông tin.

6. Điều kiện bảo hộ

Sáng chế: Tính mới, trình độ sáng tạo, có khả năng áp dụng công nghệ ( khoản 1 Điều 58 Luật SHTT).

Bí mật kinh doanh: Không phải là hiểu biết thông thường và không dễ dàng có được; Khi được sử dụng trong kinh doanh sẽ tạo cho người nắm giữ bí mật kinh doanh lợi thế so với người không nắm giữ hoặc không sử dụng bí mật kinh doanh đó; Được chủ sở hữu bảo mật bằng các biện pháp cần thiết để bí mật kinh doanh đó không bị bộc lộ và không dễ dàng tiếp cận được ( Điều 84 Luật SHTT).

7. Đối tượng không được bảo hộ

Sáng chế: Không phải là hiểu biết thông thường và không dễ dàng có được; Khi được sử dụng trong kinh doanh sẽ tạo cho người nắm giữ bí mật kinh doanh lợi thế so với người không nắm giữ hoặc không sử dụng bí mật kinh doanh đó; Được chủ sở hữu bảo mật bằng các biện pháp cần thiết để bí mật kinh doanh đó không bị bộc lộ và không dễ dàng tiếp cận được. ( Điều 59 Luật SHTT).

Bí mật kinh doanh: Chủ sở hữu bí mật kinh doanh là tổ chức, cá nhân có được bí mật kinh doanh một cách hợp pháp và thực hiện việc bảo mật bí mật kinh doanh đó. Bí mật kinh doanh mà bên làm thuê, bên thực hiện nhiệm vụ được giao có được trong khi thực hiện công việc được thuê hoặc được giao thuộc quyền sở hữu của bên thuê hoặc bên giao việc, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác( Điều 85 Luật SHTT).

8. Chủ sở hữu

Sáng chế: Chủ sở hữu sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí là tổ chức, cá nhân được cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng bảo hộ các đối tượng sở hữu công nghiệp tương ứng ( khoản 1 Điều 121 Luật SHTT).

Bí mật kinh doanh: Chủ sở hữu bí mật kinh doanh là tổ chức, cá nhân có được bí mật kinh doanh một cách hợp pháp và thực hiện việc bảo mật bí mật kinh doanh đó. Bí mật kinh doanh mà bên làm thuê, bên thực hiện nhiệm vụ được giao có được trong khi thực hiện công việc được thuê hoặc được giao thuộc quyền sở hữu của bên thuê hoặc bên giao việc, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác( khoản 3 Điều 121 Luật SHTT).

9.  Thời hạn bảo hộ

Sáng chế : Bằng độc quyền sáng chế có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết hai mươi năm kể từ ngày nộp đơn ( khoản 2 Điều 93 Luật SHTT).

Bí mật kinh doanh: Không xác định thời hạn, được bảo hộ cho đến thời điểm còn đáp ứng được điều kiện bảo hộ.

10. Phạm vi được quyền bảo hộ

Sáng chế: Chủ sở hữu có quyền ngăn cấm chủ thể khác sử dụng giải pháp kỹ thuật trùng với sáng chế kể cả trong trường hợp do họ tạo ra 1 cách độc lập hoặc do phân tích ngược trong thời hạn bảo hộ, trừ ngoại lệ tại khoản 1 Điều 125 Luật SHTT.

Bí mật kinh doanh: Chủ sở hữu không có quyền ngăn cấm chủ thể khác bộc lộ sử dụng bí mật kinh doanh tạo ra 1 cách độc lập hoặc cho phân tích ngược.

11. Hành vi xâm phạm

Sáng chế: Sử dụng sáng chế được bảo hộ trong thời hạn hiệu lực của văn bằng bảo hộ mà không được phép của chủ sở hữu; Sử dụng sáng chế mà không trả tiền đền bù theo quy định về quyền tạm thời quy định tại Điều 131 của Luật SHTT.

Bí mật kinh doanh: Tiếp cận, thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của người kiểm soát hợp pháp bí mật kinh doanh đó; Bộc lộ, sử dụng thông tin thuộc bí mật kinh doanh mà không được phép của chủ sở hữu bí mật kinh doanh đó; Vi phạm hợp đồng bảo mật hoặc lừa gạt, xui khiến, mua chuộc, ép buộc, dụ dỗ, lợi dụng lòng tin của người có nghĩa vụ bảo mật nhằm tiếp cận, thu thập hoặc làm bộc lộ bí mật kinh doanh;Tiếp cận, thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh của người nộp đơn theo thủ tục xin cấp phép kinh doanh hoặc lưu hành sản phẩm bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của cơ quan có thẩm quyền; Sử dụng, bộc lộ bí mật kinh doanh dù đã biết hoặc có nghĩa vụ phải biết bí mật kinh doanh đó do người khác thu được có liên quan đến một trong các hành vi quy định tại các điểm a, b, c và d Điều 127 Luật SHTT; Không thực hiện nghĩa vụ bảo mật quy định tại Điều 128. .

12. Nghĩa vụ chứng minh tranh chấp.

Sáng chế: Chủ sở hữu không có nghĩa vụ chứng minh do đã được cấp văn bằng bảo hộ.

Bí mật kinh doanh: Chủ sở hữu  có nghĩa vụ chứng minh là bí mật kinh doanh đáp ứng điều kiện bảo hộ.

Trên đây là thư tư vấn của chúng tôi. Chúng tôi hy vọng rằng, ý kiến tư vấn của chúng tôi sẽ giúp làm sáng tỏ các vấn đề mà bạn đang quan tâm. Trên từng vấn đề cụ thể, nếu bạn cần tham khảo thêm ý kiến chuyên môn của chúng tôi, xin hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ email luatsaosang@gmail.com hoặc qua Tổng đài tư vấn: 0936563636 để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Sao Sáng.

Trân trọng cám ơn!

 

 

 

 

 

 

 

 

Bài viết cùng chuyên mục

Bản đồ

Luật sư sẽ liên hệ lại với bạn ngay lập tức khi nhận được lịch

Danh mục

Tin mới

. .