Công ty luật TNHH Sao Sáng

luatsaosang@gmail.com 0936653636

KHI VAY VỐN NGÂN HÀNG CẦN LƯU Ý NHỮNG ĐIỀU GÌ?

14:22 CH
Thứ Bảy 23/12/2023
 180

Cách vay vốn ngân hàng hiện nay vô cùng đơn giản nếu khách hàng đáp ứng các điều kiện và thực hiện đầy đủ quy trình thủ tục tương ứng. Để hiểu rõ hơn vấn đề này, Luật Sao Sáng xin gửi đến bạn đọc bài viết dưới đây!

 

  Căn cứ pháp lý:

- Bộ luật dân sự 2015;

- Thông tư 39/2016/TT-NHNN;

- Thông tư 06/2023/TT-NHNN.

1. Điều kiện vay vốn ngân hàng.

  Điều kiện vay vốn ngân hàng được quy định tại Điều 7 Thông tư 39/2016/TT-NHNN được bổ sung tại Điều 2 Thông tư 06/2023/TT-NHNN như sau:

- Khách hàng là pháp nhân có năng lực pháp luật dân sự theo quy định của pháp luật.

- Khách hàng là cá nhân từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật hoặc từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật.

- Nhu cầu vay vốn để sử dụng vào mục đích hợp pháp.

- Có phương án sử dụng vốn khả thi.

- Có khả năng tài chính để trả nợ.

Như vậy, người dưới 18 tuổi vẫn có thể vay tiền ngân hàng nếu không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành dân sự theo quy định tại Điều 22 và Điều 24 Bộ luật dân sự 2015 Đồng thời, phải đảm bảo các điều kiện như mục đích sử dụng vốn vay, khả năng trả nợ và phương án sử dụng vốn.

2. Nguyên tắc vay vốn ngân hàng.

  Theo Điều 4 Thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định nguyên tắc vay vốn ngân hàng như sau:

- Hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng được thực hiện theo thỏa thuận giữa tổ chức tín dụng và khách hàng, phù hợp với quy định tại Thông tư 39/2016/TT-NHNN  và các quy định của pháp luật có liên quan bao gồm cả pháp luật về bảo vệ môi trường.

- Khách hàng vay vốn tổ chức tín dụng phải đảm bảo sử dụng vốn vay đúng mục đích, hoàn trả nợ gốc và lãi tiền vay đúng thời hạn đã thỏa thuận với tổ chức tín dụng.

3. Mức lãi suất cho vay của ngân hàng.

  Theo quy định tại Điều 13 Theo quy định tại Điều 13 Thông tư 39/2016/TT-NHNN được sửa đổi bởi Khoản 4 Điều 1 Thông tư 06/2023/TT-NHNN thì ngân hàng cho vay với lãi suất như sau:

- Tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận về lãi suất cho vay theo cung cầu vốn thị trường, nhu cầu vay vốn và mức độ tín nhiệm của khách hàng, trừ trường hợp Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có quy định về lãi suất cho vay tối đa tại mục (I).

(I) Trường hợp khách hàng được tổ chức tín dụng đánh giá là có tình hình tài chính minh bạch, lành mạnh, tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận về lãi suất cho vay ngắn hạn bằng đồng Việt Nam nhưng không vượt quá mức lãi suất cho vay tối đa do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quyết định trong từng thời kỳ nhằm đáp ứng một số nhu cầu vốn:

+ Phục vụ lĩnh vực phát triển nông nghiệp, nông thôn theo quy định của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn;

+ Thực hiện phương án kinh doanh hàng xuất khẩu theo quy định của Luật thương mại và các văn bản hướng dẫn Luật Thương mại;

+ Phục vụ kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định của Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa và quy định của Chính phủ về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa;

+ Phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ theo quy định của Chính phủ về phát triển công nghiệp hỗ trợ;

+ Phục vụ kinh doanh của doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao thuộc Danh mục công nghệ cao ưu tiên đầu tư phát triển được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, doanh nghiệp công nghệ cao theo quy định của Luật công nghệ cao và các văn bản hướng dẫn Luật Công nghệ cao.

- Nội dung thỏa thuận về lãi suất cho vay bao gồm mức lãi suất cho vay và phương pháp tính lãi đối với khoản vay.

+ Trường hợp mức lãi suất cho vay không quy đổi theo tỷ lệ %/năm và/hoặc không áp dụng phương pháp tính lãi theo số dư nợ cho vay thực tế, thời gian duy trì số dư nợ gốc thực tế đó, thì trong thỏa thuận cho vay phải có nội dung về mức lãi suất quy đổi theo tỷ lệ %/năm (một năm là 365 ngày) tính theo số dư nợ cho vay thực tế và thời gian duy trì số dư nợ cho vay thực tế đó.

Khi đến hạn thanh toán mà khách hàng không trả hoặc trả không đầy đủ nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay theo thỏa thuận, thì khách hàng phải trả lãi tiền vay như sau:

+ Lãi trên nợ gốc theo lãi suất cho vay đã thỏa thuận tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả;

+ Trường hợp khách hàng không trả đúng hạn tiền lãi theo quy định tại điểm a khoản này, thì phải trả lãi chậm trả theo mức lãi suất do tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận nhưng không vượt quá 10%/năm tính trên số dư lãi chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả;

+ Trường hợp khoản nợ vay bị chuyển nợ quá hạn, thì khách hàng phải trả lãi trên dư nợ gốc bị quá hạn tương ứng với thời gian chậm trả, lãi suất áp dụng không vượt quá 150% lãi suất cho vay trong hạn tại thời điểm chuyển nợ quá hạn.

-  Trường hợp áp dụng lãi suất cho vay điều chỉnh, tổ chức tín dụng và khách hàng phải thỏa thuận nguyên tắc và các yếu tố để xác định lãi suất điều chỉnh, thời điểm điều chỉnh lãi suất cho vay.

Trường hợp căn cứ các yếu tố để xác định lãi suất điều chỉnh dẫn đến có nhiều mức lãi suất cho vay khác, thì tổ chức tín dụng áp dụng mức lãi suất cho vay thấp nhất.

Như vậy, Ngân hàng không có giới hạn mức lãi suất cho vay cụ thể mà dựa trên sự thỏa thuận với khách hàng và còn phụ thuộc vào các yếu tố theo cung cầu vốn thị trường, nhu cầu vay vốn và mức độ tín nhiệm để đưa ra mức lãi suất phù hợp. Tuy nhiên, mức lãi suất cho vay của ngân hàng không được vượt quá mức lãi suất cho vay tối đa do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quyết định trong từng thời kỳ nhằm đáp ứng một số nhu cầu vốn quy định tại mục (I) nêu trên.

- Nội dung thỏa thuận về lãi suất cho vay bao gồm mức lãi suất cho vay và phương pháp tính lãi đối với khoản vay.

+ Trường hợp mức lãi suất cho vay không quy đổi theo tỷ lệ %/năm và/hoặc không áp dụng phương pháp tính lãi theo số dư nợ cho vay thực tế, thời gian duy trì số dư nợ gốc thực tế đó, thì trong thỏa thuận cho vay phải có nội dung về mức lãi suất quy đổi theo tỷ lệ %/năm (một năm là 365 ngày) tính theo số dư nợ cho vay thực tế và thời gian duy trì số dư nợ cho vay thực tế đó.

Khi đến hạn thanh toán mà khách hàng không trả hoặc trả không đầy đủ nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay theo thỏa thuận, thì khách hàng phải trả lãi tiền vay như sau:

+ Lãi trên nợ gốc theo lãi suất cho vay đã thỏa thuận tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả;

+ Trường hợp khách hàng không trả đúng hạn tiền lãi theo quy định tại điểm a khoản này, thì phải trả lãi chậm trả theo mức lãi suất do tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận nhưng không vượt quá 10%/năm tính trên số dư lãi chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả;

+ Trường hợp khoản nợ vay bị chuyển nợ quá hạn, thì khách hàng phải trả lãi trên dư nợ gốc bị quá hạn tương ứng với thời gian chậm trả, lãi suất áp dụng không vượt quá 150% lãi suất cho vay trong hạn tại thời điểm chuyển nợ quá hạn.

-  Trường hợp áp dụng lãi suất cho vay điều chỉnh, tổ chức tín dụng và khách hàng phải thỏa thuận nguyên tắc và các yếu tố để xác định lãi suất điều chỉnh, thời điểm điều chỉnh lãi suất cho vay.

Trường hợp căn cứ các yếu tố để xác định lãi suất điều chỉnh dẫn đến có nhiều mức lãi suất cho vay khác, thì tổ chức tín dụng áp dụng mức lãi suất cho vay thấp nhất.

Như vậy, Ngân hàng không có giới hạn mức lãi suất cho vay cụ thể mà dựa trên sự thỏa thuận với khách hàng và còn phụ thuộc vào các yếu tố theo cung cầu vốn thị trường, nhu cầu vay vốn và mức độ tín nhiệm để đưa ra mức lãi suất phù hợp. Tuy nhiên, mức lãi suất cho vay của tổ chức tín dụng (ngân hàng) không được vượt quá mức lãi suất cho vay tối đa do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quyết định trong từng thời kỳ nhằm đáp ứng một số nhu cầu vốn quy định tại mục (I) nêu trên.

4. Quy trình vay vốn ngân hàng.

  Bước 1: Cung cấp hồ sơ vay vốn

Đây là bước đầu tiên của quy trình vay, nhân viên ngân hàng sẽ đặt các câu hỏi cho khách hàng xoay quanh mục đích vay, số tiền cần vay bao nhiêu, thời gian vay bao lâu, tài sản đảm bảo là gì (nếu vay thế chấp), thu nhập trung bình hàng tháng bao nhiêu, nguồn thu nhập có ổn định không và có những nguồn thu nhập chính nào…

Sau khi khảo sát, nhân viên ngân hàng sẽ xem xét từng khoản vay và hướng dẫn khách hàng làm hồ sơ đầy đủ đảm bảo điều kiện vay vốn ngân hàng đó.

  Bước 2: Thẩm định hồ sơ và tài sản đảm bảo

Sau khi tiếp nhận hồ sơ vay vốn từ khách hàng, ngân hàng tiến hành xác nhận thông tin và thẩm định lại hồ sơ. Mỗi ngân hàng sẽ có quy chế thẩm định riêng với mục đích là hạn chế rủi ro, tăng khả năng hoàn vốn vay.

Nếu khách hàng càng cung cấp đầy đủ giấy tờ được yêu cầu, ngân hàng sẽ thẩm định nhanh, cơ hội được duyệt cho vay càng cao.

  Bước 3: Xét duyệt khoản vay và giải ngân

Sau khi thẩm định hồ sơ vay vốn, nhân viên lập các đề xuất tín dụng và gửi lên các cấp có thẩm quyền để xin phê duyệt khoản vay. Khách hàng sẽ được gửi thông báo khi khoản vay được duyệt.

Khi hồ sơ được duyệt, ngân hàng sẽ tiến hành ký kết hợp đồng và giải ngân số tiền vay vốn cho khách hàng. Khách hàng có thể nhận trực tiếp bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản.

  Bước 4: Giám sát và thanh lý hợp đồng

Sau khi được giải ngân vốn vay, ngân hàng tiến hành giám sát hợp đồng, nhằm đảm bảo khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích và đảm bảo khả năng thanh toán nợ đúng hạn. Khi khách hàng thanh toán xong khoản vay, ngân hàng tất toán (chấm dứt) hợp đồng.

   Trên đây là toàn bộ tư vấn của chúng tôi, hy vọng rằng, những ý kiến tư vấn này sẽ giúp làm sáng tỏ các vấn đề mà Quý vị đang quan tâm. Để có thể làm rõ hơn và chi tiết từng vấn đề nêu trên cũng như các vấn đề pháp lý mà Quý vị đang cần tham khảo thêm ý kiến chuyên môn. Xin vui lòng liên hệ ngay cho chúng tôi theo địa chỉ email: luatsaosang@gmail.com hoặc qua Tổng đài tư vấn: 0936.65.3636 - 0972.17.27.57 để nhận được sự tư vấn, giải đáp và hỗ trợ từ Luật Sao Sáng. Trân trọng cảm ơn !

Bài viết cùng chuyên mục

Bản đồ

Luật sư sẽ liên hệ lại với bạn ngay lập tức khi nhận được lịch

Danh mục

Tin mới

. .