Công ty luật TNHH Sao Sáng

luatsaosang@gmail.com 0936653636

Tranh chấp đất đai là gì? Các loại tranh chấp đất đai chủ yếu hiện nay

9:57 SA
Thứ Năm 30/05/2024
 257

Tranh chấp trong lĩnh vực đất đai đang xảy ra ngày càng nhiều trong thời gian gần đây ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội. Vậy tranh chấp đất đai là gì? Hiện nay có những loại tranh chấp đất đai chủ yếu nào?

1. Tranh chấp đất đai là gì?

Theo quy định của Hiến pháp 2013 ghi nhận đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý.

Theo khoản 24 Điều 3 Luật đất đai 2013 quy định: “Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai”. Tranh chấp đất đai là dạng tranh chấp phổ biến, phức tạp nhất hiện nay, do đó để giải quyết tranh chấp đất đai cần xác định được đúng dạng tranh chấp đất để có thể giải quyết triệt để, tuân thủ quy định của pháp luật.

2. Các loại tranh chấp đất đai chủ yếu hiện nay

Dựa vào khái niệm tranh chấp đất đai, có thể phân chia loại của tranh chấp đất đai cụ thể thành các trường hợp sau đây:

- Tranh chấp về quyền sử dụng đất:

Đây là những tranh chấp giữa các bên với nhau về việc ai có quyền sử dụng hợp pháp đối với mảnh đất nào đó. Trong dạng tranh chấp này, thường gặp các tranh chấp chủ yếu như:

  • Tranh chấp giữa những người sử dụng đất với nhau về ranh giới giữa những vùng đất được phép sử dụng và quản lý. Loại tranh chấp này thường do một bên tự ý thay đổi hoặc do hai bên không xác định được với nhau về ranh giới. Những trường hợp tranh chấp này xảy ra thường do ranh giới đất giữa những người sử dụng đất liền kề không rõ ràng, đất này có thể thường sang nhượng nhiều lần, bàn giao không rõ ràng,…
  • Tranh chấp về quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền lên đất trong quan hệ ly hôn giữa vợ và chồng: đây là trường hợp tranh chấp đất hoặc tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất khi vợ chồng ly hôn. Ở đây, có thể là tranh chấp giữa vợ chồng với nhau hoặc giữa một bên ly hôn với hộ gia đình vợ hoặc chồng hoặc có thể xảy ra khi bố mẹ cho con đất, đến khi con ly hôn thì bố mẹ đòi lại;…
  • Tranh chấp về quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền trên đất trong quan hệ thừa kế: đây là dạng tranh chấp do người có quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền trên đất chết mà không để lại di chúc hoặc để lại di chúc không phù hợp với quy định của pháp luật và những người hưởng thừa kế không thỏa thuận được với nhau về phân chia thừa kế.
  • Tranh chấp đòi lại đất, đòi lại tài sản gắn liền với đất của người thân trong những giai đoạn trước đây mà qua các cuộc điều chỉnh ruộng đất đã chia cấp cho người khác: đây là dạng tranh chấp đòi lại đất, đòi lại tài sản gắn liền trên đất có nguồn gốc trước đây thuộc quyền sở hữu của họ hoặc người thân của họ mà do nhiều nguyên nhân khác nhau họ không còn quản lý sử dụng nữa. Bây giờ những người này đòi lại người đang quản lý, sử dụng thì dẫn đến tranh chấp.
  • Tranh chấp giữa đồng bào dân tộc địa phương với đồng bảo đi xây dựng vùng kinh tế mới; hoặc giữa đồng bào địa phương với các nông trường, lâm trường và các tổ chức sử dụng đất khác.

- Tranh chấp về quyền và nghĩa vụ phát sinh trong quá trình sử dụng đất:

Việc một bên vi phạm, làm cản trở tới việc thực hiện quyền của phía bên kia hoặc một bên không làm đúng nghĩa vụ của mình cũng làm phát sinh tranh chấp. Thông thường gồm 2 loại:

  • Tranh chấp trong quá trình thực hiện hợp đồng và chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê lại quyền sử dụng đất, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất.
  • Tranh chấp về việc bồi thường giải phòng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích an ninh, quốc phòng, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng.

- Tranh chấp về mục đích sử dụng đất:

Đây là dạng tranh chấp liên quan đến xác định mục đích sử dụng đất là gì. Thông thường, những trường hợp tranh chấp này có cơ sở để giải quyết vì trong quá trình phân chia đất đai cho các chủ thể sử dụng, Nhà nước đã xác định mục đích sử dụng đất thông qua quy hoặc sử dụng đất. Tranh chấp này chủ yếu do người sử dụng đất sử dụng sai mục đích so với khi được Nhà nước giao đất, cho thuê đất.

Trong dạng tranh chấp này, chủ yếu là tranh chấp về đất nông nghiệp với đất lâm nghiệp, giữa đất trồng lúa với đất nuôi tôm, giữa đất trồng cao su với đất trồng cà phê, giữa đất nông nghiệp với đất thổ cư trong quá trình phân bố và quy hoạch sử dụng.

Trên đây là toàn bộ nội dung Luật Sao Sáng gửi đến Qúy bạn đọc về nội dung “Tranh chấp đất đai là gì? Các dạng tranh chấp đất đai chủ yếu hiện nay”. Nếu có vấn đề nào còn thắc mắc hoặc cần được hỗ trợ vui lòng liên hệ với chúng tôi qua email: luatsaosang@gmail.com hoặc hotline 0936653636 – 0972172757 để được tư vấn, hỗ trợ nhanh nhất.

 

 

 

 

Bài viết cùng chuyên mục

Bản đồ

Luật sư sẽ liên hệ lại với bạn ngay lập tức khi nhận được lịch

Danh mục

Tin mới

. .