Bất động sản là gì? Nguyên tắc nào trong hoạt động kinh doanh bất động sản phải luôn được đảm bảo?
Mặc dù bất động sản là một thuật ngữ được sử dụng rộng rãi và phổ biến trong cả các văn bản pháp luật cũng như trong thực tiễn. Tuy nhiên, có thể không phải ai cũng hiểu cụ thể bất động sản là gì và những thông tin liên quan đến bất động sản, cũng như những nguyên tắc phải luôn được đảm bảo trong hoạt động kinh bất động sản. Để hiểu rõ về những vấn đề này, bạn hãy cùng Công ty Luật Sao Sáng tìm hiểu rõ qua bài chia sẻ dưới đây nhé.
1. Bất động sản là gì? Những đặc điểm cơ bản của bất động sản là gì?
a. Khái niệm:
Bất động sản là một thuật ngữ pháp luật, còn được gọi là địa ốc hoặc nhà đất (ở các nước Anh, Úc, Mỹ, Canada, Bahama,…). Nó bao gồm đất đai và những gì liên quan chặt chẽ không thể tách rời với mảnh đất. Những thứ đó là nhà cửa, kiến trúc bên trên hoặc những gì bên dưới mặt đất như dầu mỏ, khoáng chất. Còn những thứ có thể tách rời khỏi mảnh đất thì không được xem là bất động sản (túp lều, nhà di động, nhà tạm, …). Ngoài ra, bất động sản tiếng Anh là Real Estate hoặc Real Property.
Bất động sản liên quan mật thiết đến tài chính và vốn, và phân biệt rõ ràng với từ động sản. Nếu sở hữu bất động sản, bạn có mọi quyền lợi đối với chính mảnh đất và những gì liên quan với nó. Bao gồm: sử dụng để kinh doanh hay cho thuê, xây nhà, bán lại, ký quỹ,…
Với mỗi quốc gia chúng ta lại có những quan niệm khác nhau về bất động sản, mang tính đặc thù của từng khu vực và thể hiện rõ tư duy về phân loại và các vấn đề liên quan. Đương nhiên, pháp luật thế giới đều thống nhất chung về định nghĩa bất động sản đã được nêu ở phần trên.Các luật dân sự đến từ các nước đều có những điều luật quy định bất động sản là những tài sản có tính cố định cao nên không thể tách rời khỏi đất đai. Và tài sản này được xác định theo vị trí đất đai.
Riêng đối với Liên Bang Nga, có thêm quy định là bất động sản được hiểu chính là mảnh đất mà không bao gồm đất đai nói chung. Điều này có thể dễ hiểu khi đất đai không thuộc đối tượng để giao dịch dân sự, nó chỉ là một bộ phận của lãnh thổ.
Mỗi quốc gia còn có những nhận định khác về những tài sản gắn liền với đất đai. Điều này được thể hiện rõ trong Luật Dân sự Pháp (Điều 520) và Nhật Bản,… Năm 1994, Nga đã đưa ra Luật Dân sự với những quy định mới và có nhiều sự khác biệt so với những qua niệm xưa nay. Điều 130 của bộ luật này đưa thêm khái niệm về bất động sản và cả những yếu tố không liên quan đến bất động sản hay đất đai.
Đối với Việt Nam cũng có những khác biệt tương đối với những nước khác. Tại khoản 1 điều 107 Bộ Luật Dân sự của quốc gia chúng ta ban hành năm 2015:
“Điều 107: Bất động sản và động sản
1. Bất động sản bao gồm:
a) Đất đai;
b) Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai;
c) Tài sản khác gắn liền với đất đai, nhà, công trình xây dựng;
d) Tài sản khác theo quy định của pháp luật.”
b. Đặc điểm:
-
Tính cá biệt và khan hiếm
Bất động sản mang tính chất của đất đai, chính vì lý do này mà nó có tính khan hiếm. Đất là nguồn tài nguyên có giới hạn về khu vực, lãnh thổ và diện tích,… Cũng chính vì vậy, bất động sản là không di chuyển, di dời được và hiển nhiên trở thành hàng hóa có tính cá biệt.
Không đơn giản như vấn đề bất động sản là gì, tính chất này được thể hiện một cách cụ thể hơn. Vậy tính chất khan hiếm, cá biệt của bất động sản được biểu hiện như thế nào trong thực tế? Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn qua những ví dụ sau đây.
Một ví dụ thực tế như hai miếng đất A và B nằm cạnh nhau, thuộc vùng một khu vực. Nếu như là loại hàng hóa bình thường, A và B có thể tương đương nhau. Nhưng cả 2 đều là hàng hóa bất động sản, vì vậy hai mảnh đất này có những yếu tố rất khác nhau và không được xem là giống nhau hay tương đương với nhau.
Hơn nữa, cho dù hai mảnh đất A, B này có chung kiểu thiết kế kiến trúc trên mặt đất hay sở hữu những đặc điểm gì khác nhau đi chăng nữa thì xét về bất động sản cũng sẽ khác nhau. Lý do là bất động sản mang tính cá biệt mà không mảnh đất nào có thể giống với mảnh đất nào. Nhiều nhà đầu tư bất động sản đã lợi dụng được đặc điểm này của những mảnh đất. Họ dựa trên những đặc điểm cá biệt, duy nhất để làm điểm nổi bật cho bất động sản của họ trở nên thu hút và hấp dẫn hơn với khách hàng.
-
Tính lâu bền
Bất động sản có tính lâu bền và trường tồn theo thời gian. Bởi đất đai là nguồn tài nguyên quý giá được thiên nhiên ban tặng, tồn tại theo thời gian và không thể nào bị hủy hoại. Nếu trên mảnh đất, chúng ta xây dựng những công trình kiến trúc thì có thể lưu giữ từ vài chục đến hàng trăm năm.
Ý nghĩa của tính lâu bền của bất động sản chính là tuổi thọ của công trình, kiến trúc được xây dựng trên nó. Tuổi thọ của bất động sản được phân thành tuổi thọ kinh tế và tuổi thọ vật lý.
Tuổi thọ vật lý đem đến lợi ích lâu dài hơn về kinh tế. Khi công trình, kiến trúc bị hư hỏng, không còn bảo toàn kết cấu chịu lực nữa thì những lợi ích kinh tế mới chấm dứt. Khác với tuổi thọ vật lý, tuổi thọ kinh tế ngắn ngủi hơn khi nó có thể chấm dứt trong hoạt động bình thường của thị trường. Theo ước tính trung bình của các nghiên cứu, bất động sản có tuổi thọ khoảng 40 đối với các nhà ở, khách sạn,… Các công trình khác như nhà phồ thông và nhà xưởng có tuổi dài hơn một chút, khoảng 45 năm.
Với tính chất lâu bền, các tài sản bất động sản được sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau. Bởi tính chất này khiến bất động sản trở thành loại hàng hóa mang đặc điểm không bao giờ vơi hay cạn đi, đa dạng và phong phú.
-
Tính chất chịu sự ảnh hưởng lẫn nhau
Nếu bạn đã trả lời được cho câu hỏi bất động sản là gì, thì bạn sẽ liên tưởng được là nó sẽ có tính chất chịu sự ảnh hưởng của các bất động sản khác. Tác động giữa các bất động sản thậm chí còn rất rõ rệt. Một bất động sản này có thể gây ra một tác động rất lớn đến các bất động sản khác.
Có thể xét đến những ví dụ thực tế để các bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này. Chẳng hạn như tại một khu vực, Nhà nước hoặc các nhà đầu tư thi công, xây dựng những công trình hạ tầng, cơ sở kiến trúc hiện đại và cao cấp. Điều này khiến cho khu vực này trở nên đẹp hơn, gia tăng giá trị về kinh tế cũng như dịch vụ. Vì vậy, những bất động sản khác nằm trong cùng khu vực sẽ gia tăng giá trị sử dụng hơn cũng như thu hút các nhà đầu tư hơn.
Nói tóm lại, các bất động sản có thể hỗ trợ gia tăng giá trị cho nhau và có tính chất chịu sự ảnh hưởng của nhau. Đây cũng làm một tính chất của bất động sản được ứng dụng và đem lại nhiều lợi ích cho các nhà đầu tư.
2. Nguyên tắc nào trong hoạt động kinh doanh bất động sản phải luôn được đảm bảo?
Căn cứ vào Điều 4 Luật Kinh doanh bất động sản 2014 thì hoạt động kinh doanh bất động sản phải đảm bảo những nguyên tắc sau:
- Bình đẳng trước pháp luật; tự do thỏa thuận trên cơ sở tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của các bên thông qua hợp đồng, không trái quy định của pháp luật.
- Bất động sản đưa vào kinh doanh phải có đủ điều kiện theo quy định của Luật này.
- Kinh doanh bất động sản phải trung thực, công khai, minh bạch.
- Tổ chức, cá nhân có quyền kinh doanh bất động sản tại khu vực ngoài phạm vi bảo vệ quốc phòng, an ninh theo quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
3. Những điều cần biết khi hoạt động kinh doanh bất động sản?
-
Phải đảm bảo điều kiện khi kinh doanh bất động sản
Căn cứ vào Điều 4 Nghị định 02/2022/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 4. Điều kiện của tổ chức, cá nhân kinh doanh bất động sản
1. Tổ chức, cá nhân kinh doanh bất động sản phải có các điều kiện sau đây:
a) Phải thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp hoặc hợp tác xã theo quy định của pháp luật về hợp tác xã, có ngành nghề kinh doanh bất động sản (sau đây gọi chung là doanh nghiệp);
b) Phải công khai trên trang thông tin điện tử của doanh nghiệp, tại trụ sở Ban Quản lý dự án (đối với các dự án đầu tư kinh doanh bất động sản), tại sàn giao dịch bất động sản (đối với trường hợp kinh doanh qua sàn giao dịch bất động sản) các thông tin về doanh nghiệp (bao gồm tên, địa chỉ trụ sở chính, số điện thoại liên lạc, tên người đại diện theo pháp luật), thông tin về bất động sản đưa vào kinh doanh theo quy định tại khoản 2 Điều 6 của Luật Kinh doanh bất động sản, thông tin về việc thế chấp nhà, công trình xây dựng, dự án bất động sản đưa vào kinh doanh (nếu có), thông tin về số lượng, loại sản phẩm bất động sản được kinh doanh, số lượng, loại sản phẩm bất động sản đã bán, chuyển nhượng, cho thuê mua và số lượng, loại sản phẩm còn lại đang tiếp tục kinh doanh.
Đối với các thông tin đã công khai quy định tại điểm này mà sau đó có thay đổi thì phải được cập nhật kịp thời ngay sau khi có thay đổi;
c) Chỉ kinh doanh các bất động sản có đủ điều kiện theo quy định tại Điều 9, Điều 55 của Luật Kinh doanh bất động sản.
2. Đối với trường hợp nhà đầu tư được lựa chọn làm chủ đầu tư dự án bất động sản theo quy định của pháp luật thì nhà đầu tư đó phải có vốn chủ sở hữu không thấp hơn 20% tổng vốn đầu tư đối với dự án có quy mô sử dụng đất dưới 20 ha, không thấp hơn 15% tổng vốn đầu tư đối với dự án có quy mô sử dụng đất từ 20 ha trở lên. Khi thực hiện kinh doanh bất động sản thì chủ đầu tư dự án phải đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này.
Việc xác định vốn chủ sở hữu quy định tại khoản này được căn cứ vào kết quả báo cáo tài chính đã được kiểm toán gần nhất hoặc kết quả báo cáo kiểm toán độc lập của doanh nghiệp đang hoạt động (được thực hiện trong năm hoặc năm trước liền kề); trường hợp là doanh nghiệp mới thành lập thì xác định vốn chủ sở hữu theo vốn điều lệ thực tế đã góp theo quy định của pháp luật.”
Như vậy, tổ chức, cá nhân khi hoạt động kinh doanh bất động sản phải đảm bảo các điều kiện theo quy định nêu trên.
-
Những loại bất động sản được phép kinh doanh
Căn cứ vào Điều 5 Luật Kinh doanh bất động sản 2014 quy định như sau:
“Điều 5. Các loại bất động sản đưa vào kinh doanh
Các loại bất động sản đưa vào kinh doanh theo quy định của Luật này (sau đây gọi là bất động sản) bao gồm:
1. Nhà, công trình xây dựng có sẵn của các tổ chức, cá nhân;
2. Nhà, công trình xây dựng hình thành trong tương lai của các tổ chức, cá nhân;
3. Nhà, công trình xây dựng là tài sản công được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép đưa vào kinh doanh;
4. Các loại đất được phép chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai thì được phép kinh doanh quyền sử dụng đất.”
Theo đó, tổ chức, cá nhân chỉ được phép kinh doanh những loại bất động sản được liệt kê theo quy định nêu trên.
-
Những hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động kinh doanh bất động sản
Căn cứ vào Điều 8 Luật Kinh doanh bất động sản 2014 quy định như sau:
“Điều 8. Các hành vi bị cấm
1. Kinh doanh bất động sản không đủ điều kiện theo quy định của Luật này.
2. Quyết định việc đầu tư dự án bất động sản không phù hợp với quy hoạch, kế hoạch đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
3. Không công khai hoặc công khai không đầy đủ, trung thực thông tin về bất động sản.
4. Gian lận, lừa dối trong kinh doanh bất động sản.
5. Huy động, chiếm dụng vốn trái phép; sử dụng vốn huy động của tổ chức, cá nhân và tiền ứng trước của bên mua, bên thuê, bên thuê mua bất động sản hình thành trong tương lai không đúng mục đích theo cam kết.
6. Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ tài chính với Nhà nước.
7. Cấp và sử dụng chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản không đúng quy định của Luật này.
8. Thu phí, lệ phí và các khoản tiền liên quan đến kinh doanh bất động sản trái quy định của pháp luật.”
Theo đó, khi tiến hành hoạt động kinh doanh bất động sản thì tổ chức, cá nhân không được thực hiện các hành vi bị nghiêm cấm theo quy định trên.
Trên đây là toàn bộ tư vấn của chúng tôi, hy vọng rằng, những ý kiến tư vấn này, sẽ giúp làm sáng tỏ các vấn đề mà Quý vị đang quan tâm. Để có thể làm rõ hơn và chi tiết từng vấn đề nêu trên cũng như các vấn đề pháp lý mà Quý vị đang cần tham khảo thêm ý kiến chuyên môn. Xin vui lòng liên hệ ngay cho chúng tôi theo địa chỉ email: luatsaosang@gmail.com hoặc qua Tổng đài tư vấn: 0936.65.3636 - 0972.17.27.57 để nhận được sự tư vấn, giải đáp và hỗ trợ từ Luật Sao Sáng. Trân trọng cảm ơn !
Bài viết cùng chuyên mục
Ví dụ: đơn ly hôn, ly hôn đơn phương, tư vấn luật, tư vấn pháp luật, ...