Công ty luật TNHH Sao Sáng

luatsaosang@gmail.com 0936653636

Bí mật kinh doanh là gì ? Điều kiện bảo hộ đối với bí mật kinh doanh ?

9:10 SA
Thứ Tư 07/08/2024
 180

Bí mật kinh doanh là một trong những vũ khí quan trong đối với các doanh nghiệp. Bởi vì đa phần các doanh nghiệp khi tham gia vào hoạt động kinh doanh đều sở hữu cho mình những bí mật kinh doanh mà không mong muốn đối thủ khác biết. Vậy bí mật kinh doanh là gì ? Điều kiện bảo hộ đối với bí mật kinh doanh và những hành vi xâm phạm quyền đối với bí mật kinh doanh ? Chúng ta hãy cũng tìm hiểu trong bài viết này.

1. Bí mật kinh doanh là gì ?

Căn cứ theo Khoản 23 Điều 3 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2020 thì ta có được khái niệm bí mật kinh doanh như sau:

“Bí mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh doanh.”

2. Điều kiện bảo hộ đối với bí mật kinh doanh

Căn cứ vào Điều 84 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2020 thì để một bí mật kinh doanh được bảo hộ ta cần đáp ứng những điều kiện sau đây:

“Bí mật kinh doanh được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

1. Không phải là hiểu biết thông thường và không dễ dàng có được;

2. Khi được sử dụng trong kinh doanh sẽ tạo cho người nắm giữ bí mật kinh doanh lợi thế so với người không nắm giữ hoặc không sử dụng bí mật kinh doanh đó;

3. Được chủ sở hữu bảo mật bằng các biện pháp cần thiết để bí mật kinh doanh đó không bị bộc lộ và không dễ dàng tiếp cận được.”

Theo đó, cần đáp ứng đủ 3 điều kiện trên thì bí mật kinh doanh mới được bảo hộ.

* Những đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa bí mật kinh doanh (Điều 85 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2020):

Các thông tin bí mật sau đây không được bảo hộ với danh nghĩa bí mật kinh doanh:

- Bí mật về nhân thân.

- Bí mật về quản lý nhà nước.

- Bí mật về quốc phòng, an ninh.

- Thông tin bí mật khác không liên quan đến kinh doanh.

3. Hành vi xâm phạm quyền đối với bí mật kinh doanh

Căn cứ Khoản 1 Điều 127 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2020 thì những hành vi xâm phạm quyền đối với bí mật kinh doanh như sau:

“a) Tiếp cận, thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của người kiểm soát hợp pháp bí mật kinh doanh đó;

b) Bộc lộ, sử dụng thông tin thuộc bí mật kinh doanh mà không được phép của chủ sở hữu bí mật kinh doanh đó;

c) Vi phạm hợp đồng bảo mật hoặc lừa gạt, xui khiến, mua chuộc, ép buộc, dụ dỗ, lợi dụng lòng tin của người có nghĩa vụ bảo mật nhằm tiếp cận, thu thập hoặc làm bộc lộ bí mật kinh doanh;

d) Tiếp cận, thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh của người nộp đơn theo thủ tục xin cấp phép kinh doanh hoặc lưu hành sản phẩm bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của cơ quan có thẩm quyền;

đ) Sử dụng, bộc lộ bí mật kinh doanh dù đã biết hoặc có nghĩa vụ phải biết bí mật kinh doanh đó do người khác thu được có liên quan đến một trong các hành vi quy định tại các điểm a, b, c và d khoản này;

e) Không thực hiện nghĩa vụ bảo mật quy định tại Điều 128 của Luật này.”

Theo đó, có 5 hành vi được coi là xâm phạm quyền đối với bí mật kinh doanh.

Trên đây là toàn bộ tư vấn của chúng tôi, hy vọng rằng, những ý kiến tư vấn này, sẽ giúp làm sáng tỏ các vấn đề mà Quý vị đang quan tâm. Để có thể làm rõ hơn và chi tiết từng vấn đề nêu trên cũng như các vấn đề pháp lý mà Quý vị đang cần tham khảo thêm ý kiến chuyên môn. Xin vui lòng liên hệ ngay cho chúng tôi theo địa chỉ email: luatsaosang@gmail.com hoặc qua Tổng đài tư vấn: 0936.65.3636 - 0972.17.27.57 để nhận được sự tư vấn, giải đáp và hỗ trợ từ Luật Sao Sáng. Trân trọng cảm ơn !

Bài viết cùng chuyên mục

Bản đồ

Luật sư sẽ liên hệ lại với bạn ngay lập tức khi nhận được lịch

Danh mục

Tin mới

. .