Công ty luật TNHH Sao Sáng

luatsaosang@gmail.com 0936653636

ĐIỀU KIỆN ĐỂ CÔNG TY LÊN SÀN CHỨNG KHOÁN LÀ GÌ?

13:30 CH
Thứ Sáu 30/12/2023
 1171

Tham gia thị trường chứng khoán là một cách huy động vốn nhanh và dài hạn cho doanh nghiệp. Vậy điều kiện để công ty lên sàn chứng khoán được pháp luật quy định như thế nào? Bài viết dưới đây, Luật Sao Sáng sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về vấn đề này.

1. Lên sàn chứng khoán là gì?

Lên sàn chứng khoán là ngôn ngữ nôm na thường ngày. Theo quy định pháp luật, về bản chất lên sàn chứng khoán được hiểu là doanh nghiệp đủ điều kiện niêm yết chứng khoán trên sàn giao dịch chứng khoán. Tại khoản 24 Điều 4 Luật chứng khoán 2019 định nghĩa: “Niêm yết chứng khoán là việc đưa chứng khoán có đủ điều kiện niêm yết vào giao dịch trên hệ thống giao dịch cho chứng khoán niêm yết”.

Tại khoản 1 Điều 42 Luật Chứng khoán 2019 quy định về tổ chức thị trường giao dịch chứng khoán như sau:

 “1. Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và công ty con được tổ chức thị trường giao dịch chứng khoán cho chứng khoán đủ điều kiện niêm yết; chứng khoán của doanh nghiệp nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do doanh nghiệp nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ chuyển đổi thành công ty cổ phần; chứng khoán của các doanh nghiệp khác chưa đủ điều kiện niêm yết; chứng khoán của doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo; chứng khoán phái sinh và các loại chứng khoán khác theo quy định của Chính phủ”.

Theo quy định trên, sở giao dịch chứng khoán và các công ty con là đơn vị tổ chức các hoạt động giao dịch, mua bán chứng khoán, cung cấp các thông tin về thị trường chứng khoán.

Vì vậy, Sở giao dịch chứng khoán và các công ty con hay được biết đến với tên gọi là “sàn giao dịch chứng khoán”. Như vậy sàn chứng khoán ở đây chính là sở giao dịch chứng khoán.

Có thể hiểu đơn giản rằng công ty muốn chào bán chứng khoán ra công chúng thì phải được niêm yết trên các sàn giao dịch.

Để được niêm yết trên các sàn giao dịch này thì công ty phải đáp ứng những điều kiện chào bán chứng khoán lần đầu ra công chứng theo quy định của Luật chứng khoán.

Hiện nay có hai sàn chứng khoán lớn là:

- Sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX);

- Sàn giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE).

Như vậy, có thể hiểu “lên sàn chứng khoán” là hình thức mà một công ty lần đầu phát hành chứng khoán ra công chúng sau khi được các sở giao dịch chứng khoán (sàn chứng khoán) cho phép và tổ chức giao dịch.

2. Nguyên tắc hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán

Đối với quy định về nguyên tắc hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán thì tại Điều 5 Luật Chứng khoán 2019 quy định cụ thể như sau:

“Điều 5. Nguyên tắc hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán

1. Tôn trọng quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản trong hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán; quyền tự do giao dịch, đầu tư, kinh doanh và cung cấp dịch vụ về chứng khoán của tổ chức, cá nhân.

2. Công bằng, công khai, minh bạch.

3. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư.

4. Tự chịu trách nhiệm về rủi ro.”

3. Để lên sàn chứng khoán công ty cần đáp ứng những điều kiện gì?

Như đã phân tích ở trên, lên sàn chứng khoán chính là việc chào bán chứng khoán lần đầu.

Căn cứ tại khoản 1 Điều 15 Luật Chứng khoán 2019 quy định về điều kiện chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng cụ thể như sau:

“1. Điều kiện chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng của công ty cổ phần bao gồm:

a) Mức vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký chào bán từ 30 tỷ đồng trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán;

b) Hoạt động kinh doanh của 02 năm liên tục liền trước năm đăng ký chào bán phải có lãi, đồng thời không có lỗ lũy kế tính đến năm đăng ký chào bán;

c) Có phương án phát hành và phương án sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán cổ phiếu được Đại hội đồng cổ đông thông qua;

d) Tối thiểu là 15% số cổ phiếu có quyền biểu quyết của tổ chức phát hành phải được bán cho ít nhất 100 nhà đầu tư không phải là cổ đông lớn; trường hợp vốn điều lệ của tổ chức phát hành từ 1.000 tỷ đồng trở lên, tỷ lệ tối thiểu là 10% số cổ phiếu có quyền biểu quyết của tổ chức phát hành;

đ) Cổ đông lớn trước thời điểm chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng của tổ chức phát hành phải cam kết cùng nhau nắm giữ ít nhất 20% vốn điều lệ của tổ chức phát hành tối thiểu là 01 năm kể từ ngày kết thúc đợt chào bán;

e) Tổ chức phát hành không thuộc trường hợp đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đã bị kết án về một trong các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế mà chưa được xóa án tích;

g) Có công ty chứng khoán tư vấn hồ sơ đăng ký chào bán cổ phiếu ra công chúng, trừ trường hợp tổ chức phát hành là công ty chứng khoán;

h) Có cam kết và phải thực hiện niêm yết hoặc đăng ký giao dịch cổ phiếu trên hệ thống giao dịch chứng khoán sau khi kết thúc đợt chào bán;

i) Tổ chức phát hành phải mở tài khoản phong tỏa nhận tiền mua cổ phiếu của đợt chào bán.”

Theo đó, cần phải đáp ứng những điều kiện để chào bán cổ phiếu lần đầu:

- Mức vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký chào bán từ 30 tỷ đồng trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán;

- Hoạt động kinh doanh của 02 năm liên tục liền trước năm đăng ký chào bán phải có lãi, đồng thời không có lỗ lũy kế tính đến năm đăng ký chào bán;

- Có phương án phát hành và phương án sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán cổ phiếu được Đại hội đồng cổ đông thông qua;

- Tối thiểu là 15% số cổ phiếu có quyền biểu quyết của tổ chức phát hành phải được bán cho ít nhất 100 nhà đầu tư không phải là cổ đông lớn; trường hợp vốn điều lệ của tổ chức phát hành từ 1.000 tỷ đồng trở lên, tỷ lệ tối thiểu là 10% số cổ phiếu có quyền biểu quyết của tổ chức phát hành;

- Cổ đông lớn trước thời điểm chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng của tổ chức phát hành phải cam kết cùng nhau nắm giữ ít nhất 20% vốn điều lệ của tổ chức phát hành tối thiểu là 01 năm kể từ ngày kết thúc đợt chào bán;

- Tổ chức phát hành không thuộc trường hợp đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đã bị kết án về một trong các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế mà chưa được xóa án tích;

- Có công ty chứng khoán tư vấn hồ sơ đăng ký chào bán cổ phiếu ra công chúng, trừ trường hợp tổ chức phát hành là công ty chứng khoán;

- Có cam kết và phải thực hiện niêm yết hoặc đăng ký giao dịch cổ phiếu trên hệ thống giao dịch chứng khoán sau khi kết thúc đợt chào bán;

- Tổ chức phát hành phải mở tài khoản phong tỏa nhận tiền mua cổ phiếu của đợt chào bán.

Đây là điều kiện chung để có một công ty có thể chào bán cổ phiếu lên sàn chứng khoán. Tùy vào từng sàn chứng khoán sẽ có thêm những điều kiện riêng.

Trên đây là nội dung Luật Sao Sáng gửi đến quý bạn đọc về nội dung điều kiện để công ty lên sàn chứng khoán là gì? Chúng tôi hy vọng bạn đọc có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề nào còn thắc mắc hoặc cần được hỗ trợ vui lòng liên hệ với chúng tôi qua email: luatsaosang@gmail.com hoặc hotline: 0936.653.636 – 0986.864.314 để được tư vấn, hỗ trợ nhanh nhất.

Bài viết cùng chuyên mục

Bản đồ

Luật sư sẽ liên hệ lại với bạn ngay lập tức khi nhận được lịch

Danh mục

Tin mới

. .