Công ty luật TNHH Sao Sáng

luatsaosang@gmail.com 0936653636

Vay vốn bằng lãi suất cao có vi phạm pháp luật không?

13:53 CH
Thứ Hai 03/06/2024
 164

Việc vay vốn để đầu tư đã không còn xa lạ gì đối với tình hình kinh tế - xã hội hiện nay. Nhưng việc một thời gian ngắn tìm được nguồn vốn cao thì không hề dễ, từ đó phát sinh ra việc vay vốn bằng lãi suất cao. Vậy vay vốn bằng lãi suất cao có vi phạm pháp luật không? Để hiểu rõ về vấn đề này, bạn hãy cùng Công ty Luật Sao Sáng tìm hiểu rõ qua bài chia sẻ dưới đây nhé.

1. Vay vốn từ ngân hàng:

Khoản 2 Điều 91 Luật các TCTD 2010, sửa đổi 2017: “Tổ chức tín dụng và khách hàng có quyền thỏa thuận về lãi suất, phí cấp tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật.”

Căn cứ Điều 7 Thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định về điều kiện vay vốn đối với doanh nghiệp như sau: Tổ chức tín dụng xem xét, quyết định cho vay khi khách hàng có đủ các điều kiện sau đây:

- Khách hàng là pháp nhân có năng lực pháp luật dân sự theo quy định của pháp luật. Khách hàng là cá nhân từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật hoặc từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật.

- Nhu cầu vay vốn để sử dụng vào mục đích hợp pháp.

- Có phương án sử dụng vốn khả thi.

- Có khả năng tài chính để trả nợ.

- Trường hợp khách hàng vay vốn của tổ chức tín dụng theo lãi suất cho vay quy định tại khoản 2 Điều 13 Thông tư này, thì khách hàng được tổ chức tín dụng đánh giá là có tình hình tài chính minh bạch, lành mạnh.

Bên cạnh đó, Điều 8 Thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định những nhu cầu vốn không được cho vay bao gồm:

- Để thực hiện các hoạt động đầu tư kinh doanh thuộc ngành, nghề mà pháp luật cấm đầu tư kinh doanh.

- Để thanh toán các chi phí, đáp ứng các nhu cầu tài chính của các giao dịch, hành vi mà pháp luật cấm.

- Để mua, sử dụng các hàng hóa, dịch vụ thuộc ngành, nghề mà pháp luật cấm đầu tư kinh doanh.

- Để mua vàng miếng.

- Để trả nợ khoản cấp tín dụng tại chính tổ chức tín dụng cho vay trừ trường hợp cho vay để thanh toán lãi tiền vay phát sinh trong quá trình thi công xây dựng công trình, mà chi phí lãi tiền vay được tính trong tổng mức đầu tư xây dựng được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật (được đính chính bởi khoản 1 và khoản 2 Điều 1 Quyết định 312/QĐ-NHNN năm 2017).

Để trả nợ khoản cấp tín dụng tại tổ chức tín dụng khác và trả nợ khoản vay nước ngoài, trừ trường hợp cho vay để trả nợ trước hạn khoản vay đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây (được đính chính bởi khoản 3 Điều 1 Quyết định 312/QĐ-NHNN năm 2017):

- Khoản vay phục vụ hoạt động kinh doanh;

- Thời hạn cho vay không vượt quá thời hạn cho vay còn lại của khoản vay cũ;

- Là khoản vay chưa thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ.

Theo đó, ta thấy doanh nghiệp được phép vay tại các tổ chức tín dụng nếu đáp ứng các điều kiện cho vay và phải không thuộc các trường hợp những nhu cầu vốn không được cho vay.

2. Vay vốn từ công ty tài chính:

Căn cứ khoản 1 Điều 468 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định lãi suất vay sẽ do các bên thỏa thuận nhưng không được vượt quá 20%/năm.

Tuy nhiên, theo khoản 4 Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng quy định như sau:

“...

4. Tổ chức tín dụng phi ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện một hoặc một số hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật này, trừ các hoạt động nhận tiền gửi của cá nhân và cung ứng các dịch vụ thanh toán qua tài khoản của khách hàng. Tổ chức tín dụng phi ngân hàng bao gồm công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính và các tổ chức tín dụng phi ngân hàng khác.

Công ty cho thuê tài chính là loại hình công ty tài chính có hoạt động chính là cho thuê tài chính theo quy định của Luật này.”

Do đó, công ty tài chính không chỉ chịu sự điều chỉnh của Bộ Luật Dân sự mà còn chịu sự điều chỉnh của Luật Các tổ chức tín dụng và các văn bản quy định khác.

Tại khoản 1 và khoản 2 Điều 9 Thông tư 43/2016/TT-NHNN quy định lãi suất cho vay tiêu dùng như sau:

Điều 9. Lãi suất cho vay tiêu dùng

1. Lãi suất cho vay tiêu dùng của công ty tài chính thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng.

2. Công ty tài chính ban hành quy định về khung lãi suất cho vay tiêu dùng áp dụng thống nhất trong toàn hệ thống trong từng thời kỳ, trong đó bao gồm mức lãi suất cho vay cao nhất, mức lãi suất cho vay thấp nhất đối với từng sản phẩm cho vay tiêu dùng.

...”

Ngoài ra, theo khoản 1 và khoản 2 Điều 13 Thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định lãi suất cho vay như sau:

Điều 13. Lãi suất cho vay

1. Tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận về lãi suất cho vay theo cung cầu vốn thị trường, nhu cầu vay vốn và mức độ tín nhiệm của khách hàng, trừ trường hợp Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có quy định về lãi suất cho vay tối đa tại khoản 2 Điều này.

2. Tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận về lãi suất cho vay ngắn hạn bằng đồng Việt Nam nhưng không vượt quá mức lãi suất cho vay tối đa do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quyết định trong từng thời kỳ nhằm đáp ứng một số nhu cầu vốn:

a) Phục vụ lĩnh vực phát triển nông nghiệp, nông thôn theo quy định của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn;

b) Thực hiện phương án kinh doanh hàng xuất khẩu theo quy định tại Luật thương mại và các văn bản hướng dẫn Luật thương mại;

c) Phục vụ kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định của Chính phủ về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa;

d) Phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ theo quy định của Chính phủ về phát triển công nghiệp hỗ trợ;

đ) Phục vụ kinh doanh của doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo quy định tại Luật công nghệ cao và các văn bản hướng dẫn Luật công nghệ cao.

...”

Có thể thấy rằng, pháp luật cho phép các công ty tài chính tự ấn định mức lãi suất và phải được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận.

Như vậy, mức lãi suất cho vay sẽ do các bên thỏa thuận và công ty tài chính sẽ được tự ấn định mức lãi suất cho vay riêng. Hơn hết, khi tự ấn định mức lãi suất còn phải được sự chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước.

Do đó, trừ trường hợp Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có quy định về lãi suất cho vay tối đa, việc các công ty tài chính cho vay lãi suất cao hơn 20% theo quy định của BLDS là không vi phạm pháp luật và không thể bị xử phạt.

3. Doanh nghiệp cho doanh nghiệp vay: 

Căn cứ Điều 468 BLDS 2015 quy định về tính lãi suất khi doanh nghiệp cho các doanh nghiệp khác cho vay như sau: 

Điều 468. Lãi suất

1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.

Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.

Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.

2. Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều này tại thời điểm trả nợ.”

Như vậy có thể thấy, lãi suất tối đa mà doanh nghiệp có thể thỏa thuận trong hợp đồng vay là 20%/năm.

Trên đây là toàn bộ tư vấn của chúng tôi, hy vọng rằng, những ý kiến tư vấn này, sẽ giúp làm sáng tỏ các vấn đề mà Quý vị đang quan tâm. Để có thể làm rõ hơn và chi tiết từng vấn đề nêu trên cũng như các vấn đề pháp lý mà Quý vị đang cần tham khảo thêm ý kiến chuyên môn. Xin vui lòng liên hệ ngay cho chúng tôi theo địa chỉ email: luatsaosang@gmail.com hoặc qua Tổng đài tư vấn: 0936.65.3636 - 0972.17.27.57 để nhận được sự tư vấn, giải đáp và hỗ trợ từ Luật Sao Sáng. Trân trọng cảm ơn !

Bài viết cùng chuyên mục

Bản đồ

Luật sư sẽ liên hệ lại với bạn ngay lập tức khi nhận được lịch

Danh mục

Tin mới

. .