Cán bộ công chức có được làm truyền thông Youtube không?
Tôi là cán bộ xã đã về hưu do sự phát triển truyền thông với lại tôi đang muốn làm youtuber để chia sẻ những kinh nghiệm trong cuộc sống cho mọi người liệu có phạm pháp theo pháp luật Việt Nam hay không?
Trả lời:
Cảm ơn Qúy Khách đã gửi câu hỏi đến Công ty Luật Sao Sáng. Đối với các yêu cầu tư vấn của Qúy Khách, sau khi nghiên cứu các quy định pháp luật liên quan, chúng tôi có một số trao đổi như sau:
Theo quy định tại Điều 20 Luật Cán bộ công chức năm 2008, thì ngoài những việc cán bộ công chứ không được làm liên quan đến đạo đức công vụ( quy định chi tiết tại Điều 18) và liên quan đến bí mật nhà nước( quy định chi tiết tại Điều 19), cán bộ công chức còn không được làm những việc liên quan đến sản xuất, kinh doanh, công tác nhân sự quy định tại Luật Phòng, chống tham nhũng, Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và những việc khác theo quy định của pháp luật và của cơ quan có thẩm quyền.
Theo quy định tại Điều 19 Luật Viên chức năm 2010 những việc Viên chức không được làm bao gồm:
“1. Trốn tránh trách nhiệm, thoái thác công việc hoặc nhiệm vụ được giao; gây bè phái, mất đoàn kết; tự ý bỏ việc; tham gia đình công.
2. Sử dụng tài sản của cơ quan, tổ chức, đơn vị và của nhân dân trái với quy định của pháp luật.
3. Phân biệt đối xử dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo dưới mọi hình thức.
4. Lợi dụng hoạt động nghề nghiệp để tuyên truyền chống lại chủ trương đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước hoặc gây phương hại đối với thuần phong, mỹ tục, đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân và xã hội.
5. Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác trong khi thực hiện hoạt động nghề nghiệp.
6. Những việc khác viên chức không được làm theo quy định của Luật phòng, chống tham nhũng, Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và các quy định khác của pháp luật có liên quan.”
Theo quy định tại khoản 2 Điều 20 Luật phòng chống tham nhũng năm 2018, người có chức vụ quyền hạn trong cơ quan tổ chức, đơn vị không được làm sau đây
“a) Nhũng nhiễu trong giải quyết công việc;
b) Thành lập, tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã, trừ trường hợp luật có quy định khác;
c) Tư vấn cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân khác ở trong nước và nước ngoài về công việc có liên quan đến bí mật nhà nước, bí mật công tác, công việc thuộc thẩm quyền giải quyết hoặc tham gia giải quyết;
đ) Sử dụng trái phép thông tin của cơ quan, tổ chức, đơn vị;
e) Những việc khác mà người có chức vụ, quyền hạn không được làm theo quy định của Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức, Luật Doanh nghiệp và luật khác có liên quan.”
Căn cứ quy định nêu trên việc ban làm youtuber và sở hữu về đời sống không nằm trong hoạt động bị cấm tại các quy định nêu trên và các quy định pháp luật liên quan.Tuy nhiên cần lưu ý trong quá trình làm “youtuber” bạn không được thực những việc cấm của pháp luật.
Trên đây là nội dung Luật Sao Sáng gửi đến quý bạn đọc về việc cán bộ công chức đã về hưu có được làm youtuber hay không. Nếu có vấn đề nào còn thắc mắc hoặc cần được hỗ trợ vui lòng liên hệ với chúng tôi qua email:luatsaosang@gmail.com hoặc hotline: 09366536 36 – 0972172757 để được tư vấn, hỗ trợ nhanh nhất.