KHÁM THAI Ở PHÒNG KHÁM TƯ NHÂN CÓ ĐƯỢC HƯỞNG CHẾ ĐỘ THAI SẢN KHÔNG?
Phòng khám tư nhân là cơ sở khám và chăm sóc sức khỏe được cá nhân, tổ chức thành lập, điều hành, quản lý theo quy định của pháp luật và không có sự can thiệp của nhà nước trong quá trình tổ chức hoạt động. Vậy, theo pháp luật thì khám thai ở phòng khám tư có được hưởng chế độ thai sản hay không, xin mời quý bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây.
1. Định nghĩa “khám thai”
Khám thai là cách tốt nhất, chính xác nhất để mẹ có thể biết rõ về sự phát triển của thai nhi và kịp thời xử lý những bất thường xảy ra. Qua những lần khám thai, mẹ bầu cũng sẽ được các bác sĩ tư vấn về cách dưỡng thai, chăm sóc sức khỏe để mẹ luôn khỏe và bé được phát triển toàn diện.
2. Khám thai ở phòng khám tư có được hưởng chế độ thai sản không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 32 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về thời gian hưởng chế độ khi khám thai:
“1. Trong thời gian mang thai, lao động nữ được nghỉ việc để đi khám thai 05 lần, mỗi ngày 01 lần, trường hợp ở xã cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ 02 ngày cho mỗi lần khám thai
2. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại Điều này tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hàng tuần”
Căn cứ theo quy định tại Điều 101 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về hồ sơ hưởng chế độ thai sản
“1. Hồ sơ hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ sinh con bao gồm:
a, Bản sao giấy khai sinh hoặc bản sao giấy chứng sinh của con;
b, Bản sao giấy chứng tử của con trong trường hợp con chết, bản sao giấy chứng tử của mẹ trong trường hợp sau khi sinh con mà mẹ chết;
c, Giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về tình trạng người mẹ sau khi sinh con mà không còn đủ sức khoẻ để chăm sóc con;
d, Trích sao hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện của người mẹ trong trường hợp con chết sau khi sinh mà chưa được cấp giấy chứng sinh;
đ, Giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc lao động nữ phải nghỉ việc để dưỡng thai đối với trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 31 của Luật này.
2. Trường hợp lao động nữ đi khám thai, sảy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý, người lao động thực hiện biện pháp tránh thai theo quy định tại khoản 1 Điều 37 của Luật này phải có giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội đối với trường hợp điều trị ngoại trú, bản chính hoặc bản sao giấy ra viện đối với trường hợp điều trị nội trú.
3. Trường hợp người lao động nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi phải có giấy chứng nhận nuôi con nuôi
4. Trường hợp người lao động nam nghỉ việc khi vợ sinh con phải có bản sao giấy chứng sinh hoặc bản sao giấy khai sinh của con và giấy xác nhận của cơ sở y tế đối với trường hợp sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi.
5. Danh sách người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản do người sử dụng lao động lập.”
=> Có thể thấy không có quy định cụ thể người lao động phải khám thai tại bệnh viện công lập hay tư nhân. Vì vậy, khám thai tại phòng khám tư nhân người lao động vẫn có thể được hưởng chế độ thai sản khi đáp ứng đầy đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật.
Người lao động bắt buộc phải có bản chính giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hưởng chế độ bảo hiểm xã hội để được giải quyết chế độ thai sản khi khám thai dù khám ở bệnh viện công hay bệnh viện tư.
Trên đây là toàn bộ tư vấn của chúng tôi, hy vọng rằng, những ý kiến tư vấn này, sẽ giúp làm sáng tỏ các vấn đề mà Quý vị đang quan tâm. Để có thể làm rõ hơn và chi tiết từng vấn đề nêu trên cũng như các vấn đề pháp ý mà Quý vị đang cần tham khảo thêm ý kiến chuyên môn. Xin vui lòng liên hệ ngay cho chúng tôi theo địa chỉ email: luatsaosang@ gmail.com hoặc qua tổng đài tư vấn: 0936.65.3636 - 0972.17.27.57 để nhận được sự tư vấn, giải đáp và hỗ trợ từ Luật Sao Sáng. Trân trọng cảm ơn!