Chung sống như vợ chồng là hành vi bất hợp pháp?
Hiện nay, nhiều bạn trẻ đã chọn “chung sống như vợ chồng” với nhau để làm thử nghiệm xem mức độ hợp nhau là bao nhiêu rồi mới quyết định tiến tới hôn nhân. Tuy kết hôn là việc mang tính tự nguyện nhưng liệu sống chung như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì có bị pháp luật cấm hay không? Nếu có thì pháp luật cấm trong những trường hợp nào?
1. Chung sống như vợ chồng là gì?
- Theo khoản 7 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 có quy định: “Chung sống như vợ chồng là việc nam, nữ tổ chức cuộc sống chung và coi nhau như vợ chồng.”
Trong thực tế, việc sống thử là việc nam, nữ sống chung với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn cũng không tổ chức đám cưới. Trong quá trình chung sống, họ có đời sống sinh hoạt chung; có tài sản chung; có thể có con chung với nhau và được mọi người xung quanh xem như là vợ chồng.
Bên cạnh đó, Điều 14 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 cũng có quy định rằng nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ, chồng.
2. Chung sống như vợ chồng có vi phạm pháp luật không?
Việc chung sống như vợ chồng sẽ bị coi là vi phạm pháp luật nếu thuộc vào trường hợp cấm theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 như sau:
“ Điều 5. Bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình
1. Quan hệ hôn nhân và gia đình được xác lập, thực hiện theo quy định của Luật này được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.
a) Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;
b) Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;
d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;
đ) Yêu sách của cải trong kết hôn;
e) Cưỡng ép ly hôn, lừa dối ly hôn, cản trở ly hôn;
g) Thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích thương mại, mang thai hộ vì mục đích thương mại, lựa chọn giới tính thai nhi, sinh sản vô tính;
h) Bạo lực gia đình;
i) Lợi dụng việc thực hiện quyền về hôn nhân và gia đình để mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục hoặc có hành vi khác nhằm mục đích trục lợi.
…”
Luật hôn nhân và gia đình quy định rất rõ hai trường hợp chung sống như vợ chồng trái pháp luật như trên. Đây đều là những hành vi vi phạm nguyên tắc hôn nhân một vợ, một chồng mà pháp luật đã quy định; làm ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình, trái với thuần phong mỹ tục và các quy chuẩn của đạo đức xã hội của dân tộc ta. Bên cạnh đó, pháp luật quy định như vậy nhằm bảo đảm bảo sự phát triển bình thường của thế hệ sau, đồng thời là sự phù hợp với đạo đức, truyền thống lễ nghĩa của người Việt Nam. Về mặt khoa học, khi hôn nhân cận huyết sẽ có nguy cơ mắc các bệnh cho trẻ sinh ra và lớn lên.
Vì vậy, để đảm bảo thuần phong mỹ tục, phù hợp với các quy chuẩn đạo đức xã hội cũng như để đảm bảo thế hệ sau được khỏe mạnh và phát triển tốt, pháp luật Việt Nam đã có quy định rất cụ thể những trường hợp vi phạm pháp luật khi chung sống như vợ chồng.
3. Xử lý trường hợp chung sống như vợ chồng mà bị pháp luật cấm
Việc chung sống như vợ chồng nếu vi phạm quy định của pháp luật thì có thể tùy vào mức độ nặng, nhẹ của hành vi để quyết định xử phạt hành chính hay phải chịu trách nhiệm hình sự
Xử phạt hành chính
Căn cứ khoản 1 Điều 59 Nghị định 82/2020/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã, mức phạt tiền trong trường hợp sống thử khi đang có vợ hoặc đang có chồng là:
Phạt tiền từ 03 - 05 triệu đồng
- Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác;
- Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;
- Chung sống như vợ chồng giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;
Phạt tiền từ 10 - 20 triệu đồng
- Chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ hoặc giữa những người có họ trong phạm vi ba đời;
- Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi.
Chịu trách nhiệm hình sự
Căn cứ theo Điều 182 Bộ luật hình sự 2015 thì những người đang có vợ hoặc có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ/chồng nhưng chung sống như chồng vợ với người mình biết rõ đang có chồng/vợ thì có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng:
“Điều 182. Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng
1. Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:
a) Làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn;
b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Làm cho vợ, chồng hoặc con của một trong hai bên tự sát;
b) Đã có quyết định của Tòa án hủy việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó.”
Vì vậy, việc chung sống như vợ chồng với nhau nếu hai bên không vi phạm vào điều cấm pháp luật quy định sẽ không bị coi là bất hợp pháp. Việc pháp luật tham gia điều chỉnh hành vi này nhằm đảm bảo trật tự xã hội, giữ gìn thuần phong mỹ tục, phù hợp với các quy chuẩn đạo đức của nhân dân ta. Đồng thời, việc này cũng nhằm đảm bảo những thế hệ sau được sinh ra một cách an toàn, khỏe mạnh và có cuộc sống hạnh phúc nhất.
Trên đây là toàn bộ tư vấn của chúng tôi, hy vọng rằng, những ý kiến tư vấn này, sẽ giúp làm sáng tỏ các vấn đề mà Quý vị đang quan tâm. Để có thể làm rõ hơn và chi tiết từng vấn đề nêu trên cũng như các vấn đề pháp lý mà Quý vị đang cần tham khảo thêm ý kiến chuyên môn. Xin vui lòng liên hệ ngay cho chúng tôi theo địa chỉ email: luatsaosang@gmail.com hoặc qua Tổng đài tư vấn: 0936.65.3636 - 0972.17.27.57 để nhận được sự tư vấn, giải đáp và hỗ trợ từ Luật Sao Sáng. Trân trọng cảm ơn !