Công ty luật TNHH Sao Sáng

luatsaosang@gmail.com 0936653636

Nhà mua trả góp trước khi cưới là tài sản chung hay riêng?

8:50 SA
Thứ Sáu 05/07/2024
 147

Mua nhà trả góp là một trong những hình thức mua bán bất động sản vô cùng phổ biến, người mua không cần phải trả toàn bộ giá trị của căn nhà mà thay vào đó họ sẽ trả tiền theo hình thức trả dần trong một khoảng thời gian nhất định. Vậy theo quy định của pháp luật thì mua nhà trả góp trước khi cưới là tài sản chung hay tài sản riêng? Trong nội dung bài viết dưới đây, Công ty Luật Sao Sáng xin chia sẻ những thông tin, quy định liên quan đến vấn đề này, mời quý bạn đọc cùng tham khảo.

1. Thế nào là mua nhà trả góp?

Mua nhà trả góp là một hình thức mua bất động sản mà người mua không trả toàn bộ giá trị của tài sản một lần mà thay vào đó họ trả tiền mua nhà dần dần trong một khoảng thời gian thông qua các kỳ trả góp. Theo luật Việt Nam ngôi nhà trả góp có thể được thực hiện theo các hình thức:

- Hợp đồng mua bán nhà trả góp: hình thức này được tiền bằng việc ký kết hợp đồng mua bán giữa người mua và người bán, trong đó người mua cam kết trả tiền mua nhà dần dần theo các kỳ góp đã thỏa thuận, hợp đồng này được lập và công chứng để có giá trị pháp lý.

- Vay vốn mua nhà: người mua có thể xin vay vốn từ ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng khác để mua nhà, trong trường hợp này ngân hàng sẽ cấp cho người mua một khoản vay để mua nhà và người mua sẽ trả lại khoản vay này dưới dạng các kỳ trả góp theo thoả thuận trong hợp đồng vay.

Trong quá trình ngôi nhà trả góp người mua sẽ phải đáp ứng các điều kiện và thỏa thuận được quy định trong hợp đồng mua bán hoặc hợp đồng vay bao gồm:

- Kỳ hạn trả góp: Quy định thời gian và số lần trả góp theo đúng thỏa thuận.

- Lãi suất và phí: Quy định về lãi suất và phí liên quan đến việc trả góp.

- Quyền sở hữu: Xác định quyền sở hữu tài sản trong quá trình trả góp và khi đã hoàn thành việc trả góp.

- Các điều kiện thanh toán, xác định cách thức và phương thức thanh toán bao gồm số tiền trả trước và các khoản trả góp sau này.

Việc mua nhà trả góp cần tuân thủ các quy định và thỏa thuận được quy định trong hợp đồng và đảm bảo nghĩa vụ thanh toán đúng hạn. Nếu người mua vi phạm các điều kiện trong hợp đồng, người bán hoặc ngân hàng có thể áp dụng các biện pháp pháp lý để đòi tiền nợ và thu hồi tài sản. Vì mua nhà trả góp là một giao dịch lớn và có tính chất pháp lý phức tạp về tham định thời gian và số lần trả góp theo đúng thỏa thuận lãi suất và phí quy định về lãi suất và phí liên quan đến việc trả góp quyền sở hữu xác định quyền sở hữu tài sản trong quá trình trả góp.

2. Nhà mua trả góp trước khi cưới là tài sản chung hay riêng?

Căn cứ theo quy định tại Điều 33 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014  có quy định về tài sản chung của vợ chồng. Theo đó:

"Điều 33. Tài sản chung của vợ chồng

1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.

2. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.

3. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung."

Như vậy, việc xác minh căn nhà mua trả góp trước thời kỳ hôn nhân là tài sản chung hay tài sản riêng của vợ chồng thì cần phải xác định được thời điểm hoàn tất thủ tục trả góp đối với bất động sản đó. Trong trường hợp việc trả góp đó được hoàn thành trước khi kết hôn thì tài sản đó đương nhiên được coi là tài sản riêng (căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 43 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014). Ngược lại, trong trường hợp việc trả góp kéo dài cho đến khi đã kết hôn, các khoản trả góp của bất động sản được thanh toán bằng tiền lương hoặc các thu nhập hợp pháp của vợ/chồng trong thời kỳ hôn nhân thì căn nhà đó cũng được xem là tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân của hai vợ chồng.

Ngoài ra, căn cứ theo quy định tại Điều 33 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 có quy định, trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà các bên tranh chấp là tài sản riêng của một bên vợ/chồng thì tài sản đó sẽ đương nhiên được coi là tài sản chung. Vì vậy, không phải trường hợp nào việc mua nhà trả góp trước khi cưới cũng được coi là tài sản riêng. Tùy từng trường hợp khác nhau để xác định như sau:

- Nếu việc mua nhà trả góp được hoàn thành tất trước khi đăng ký kết hôn thì đó được coi là tài sản riêng;

- Nếu việc mua nhà trả góp kéo dài đến khi đăng ký kết hôn tuy nhiên vẫn được trả bằng tài sản riêng của vợ/chồng (đủ căn cứ chứng minh) thì được coi là tài sản riêng;

- Nếu việc mua nhà trả góp kéo dài cho đến khi đã đăng ký kết hôn và được thanh toán bằng tiền của cả hai vợ/chồng (hai vợ chồng cùng nhau đóng góp) thì sẽ được coi là tài sản chung.

Trên đây là toàn bộ tư vấn của chúng tôi, hy vọng rằng, những ý kiến tư vấn này, sẽ giúp làm sáng tỏ các vấn đề mà Quý vị đang quan tâm. Để có thể làm rõ hơn và chi tiết từng vấn đề nêu trên cũng như các vấn đề pháp lý mà Quý vị đang cần tham khảo thêm ý kiến chuyên môn. Xin vui lòng liên hệ ngay cho chúng tôi theo địa chỉ email: luatsaosang@gmail.com hoặc qua Tổng đài tư vấn: 0936.65.3636 - 0972.17.27.57 để nhận được sự tư vấn, giải đáp và hỗ trợ từ Luật Sao Sáng. Trân trọng cảm ơn !

 

 

 

 

Bài viết cùng chuyên mục

Bản đồ

Luật sư sẽ liên hệ lại với bạn ngay lập tức khi nhận được lịch

Danh mục

Tin mới

. .