Công ty luật TNHH Sao Sáng

luatsaosang@gmail.com 0936653636

Cách kê khai các khoản chi đối với Hợp đồng xuất khẩu lao động

10:18 SA
Thứ Bảy 12/06/2021
 489

Hiện nay, nhiều trung tâm xuất khẩu lao động được thành lập, đáp ứng nhu cầu ra nước ngoài của nhiều lao động Việt Nam. Tuy vậy, chi phí là vấn đề đầu tiên mỗi người lao động quan tâm và cũng là vấn đề khó giải quyết của các Trung tâm bởi mức chi phí đưa ra cho mỗi đơn hàng lại phụ thuộc nhiều yếu tố như việc ký kết hiệp định tương trợ lao động giữa Việt Nam và nước mà đối tác mang quốc tịch, thủ tục pháp lý cho người lao động, chương trình đào tạo chuyên môn,…

Hỏi: Công ty tôi mới thành lập về lĩnh vực tư vấn xuất khẩu lao động. Tôi muốn tham khảo cách thống kê những khoản chi từ Hợp đồng với người xuất khẩu lao động như nào cho hợp lý và hợp pháp. (tienduyxkld...@gmail.com)

Căn cứ:

1. Luật 72/2006/QH11 Luật người Việt Nam lao động ở nước ngoài theo Hợp đồng;

2. Nghị định 126/2007/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

3. Thông tư liên tịch 16/2007/TTLT-BLĐTBXH- BTC Quy định cụ thể về tiền môi giới và tiền dịch vụ trong hoạt động đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

4. Thông tư 09/2006/TTLT– BLĐTBXH – BTC hướng dẫn thực hiện một số điều về hỗ trợ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 07 năm 2015 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ việc làm và quỹ quốc gia về việc làm;

6. Thông tư 21/2007/BLĐTBXH Hướng dẫn chi tiết một số điều của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và Nghị định số 126/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

7. Thông tư 01/2005/TTLT/BCA-BLĐTBXH hướng dẫn công tác phòng ngừa và chống các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực xuất khẩu lao động;

8. Thông tư 22/2013/BLĐTBXH Quy định mẫu và nội dung của Hợp đồng cung ứng lao động và Hợp đồng đưa người lao động động đi làm việc ở nước ngoài.

9. Bộ luật dân sự 2015

Trả lời:

Cảm ơn bạn tienduyxkld…@gmail.com đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới hòm thư điện tử của Công ty Luật Sao Sáng. Đối với câu hỏi của bạn, chúng tôi giải đáp như sau:

Xuất khẩu lao động đang trở thành một xu hướng nghề nghiệp mới trong xã hội bởi những người đi làm việc tại các quốc gia khác sẽ có cơ hội cải thiện cuộc sống vật chất cho gia đình hoặc tìm kiếm được nhiều cơ hội làm viêc tốt hơn.  

Hiện nay, nhiều trung tâm xuất khẩu lao động được thành lập, đáp ứng nhu cầu ra nước ngoài của nhiều lao động Việt Nam. Tuy vậy, chi phí là vấn đề đầu tiên mỗi người lao động quan tâm và cũng là vấn đề khó giải quyết của các Trung tâm bởi mức chi phí đưa ra cho mỗi đơn hàng lại phụ thuộc nhiều yếu tố như việc ký kết hiệp định tương trợ lao động giữa Việt Nam và nước mà đối tác mang quốc tịch, thủ tục pháp lý cho người lao động, chương trình đào tạo chuyên môn,…

Hiện nay không một trung tâm nào có thế kê khai chi tiết được những khoản tiền mà mình chi, tuy vậy, có thể tóm gọn vào những đầu sau:

+ Tiền phí môi giới

+ Tiền phí dịch vụ (Các thủ tục cho người lao động xuất khẩu như: chi phí đào tạo, thủ tục xuất cảnh, đặt cọc hợp đồng…)

1. Phí môi giới

Phí môi giới theo quy định hiện nay được khống chế không quá một tháng lương cơ bản cho một năm hợp đồng. Tuy vậy, trường hợp do yêu cầu của thị trường đòi hỏi mức tiền môi giới cao hơn mức trần mà pháp luật quy định thì doanh nghiệp báo cáo Bộ Lao động – Thương binh và xã hội để thống nhất mức giá với Bộ Tài chính.

Người lao động có nhu cầu muốn đi xuất khẩu hoặc là buộc phải chấp nhận mức phí vượt trần này từ các trung tâm để đổi lấy nhiều lựa chọn hơn hoặc là kiên trì đợi đơn hàng từ Nhà nước với mức giá thấp, phù hợp với khả năng tài chính bản thân mặc dù hiếm có đơn hàng nào đáp ứng/ thỏa mãn nhu cầu của người lao động.

Tiền môi giới là khoản chi phí mà doanh nghiệp phải trả cho bên môi giới để ký kết và thực hiện hợp đồng cung ứng lao động.  Khoản tiền này có thể trả một phần hoặc toàn bộ theo quy định của Bộ lao động- Thương binh và xã hội. Theo khảo sát hiện nay, các doanh nghiệp thường áp dụng hai cách trả phí môi giới đối với người lao động như sau:

- Trả toàn bộ phí môi giới tại Việt Nam (tất toán): Không có sự đảm bảo nào đối với người lao động về phía đối ở nước nhận tác nhận lao động. Có thể xảy ra trường hợp trung tâm trong nước đã nhận đủ chi phí liền “đem con bỏ chợ”, không trả phí môi giới cho bên môi giới nước ngoài, không thực hiện đúng hợp đồng khi người lao động đã hoàn thành thủ tục xuất cảnh. … Do vậy, khi nhu cầu của người lao động tăng cao, thị trường lao động phát triển, để khẳng định uy tín và tạo niềm tin cho người lao động, ít trung tâm áp dung cách trả toàn bộ phí môi giới này.

- Trả một phần phí môi giới: Cách trả phí này được chia làm hai phần, một phần hoàn thành thanh toán ở Việt Nam, phần còn lại được thanh toán cho môi giới nước đến sau khi người lao động tiếp nhận công việc đã thỏa thuận trong Hợp đồng.

Việc trả phí cho môi giới bên nước nhận được thực hiện theo hai cách như sau:

+ Trả một phần phí môi giới sau khi nhận việc (trả một cục): cách này để người lao động đảm bảo rằng công việc đúng với thỏa thuận trong Hợp đồng và sau khi người môi giới hoàn thành thủ tục đăng ký tạm trú cho người lao động.

+ Khấu trừ vào lương (trả tiền dài hạn): có ít trung tâm/ doanh nghiệp sử dụng cách trả phí môi giới kiểu này. Cách trả phí này được đánh giá là ít rủi ro vì môi giới và người lao động đều nắm được mức lương công việc như nào và việc khấu trừ vào lương được thực hiện để đảm bảo cho người lao động vẫn đủ trang trải cuộc sống hàng ngày. Ngược lại, đối với người môi giới, ở thị trường lao động đảm bảo mới có thể áp dụng cách thu tiền theo từng tháng như vậy do người lao động cũng ít gặp rủi ro như bị đuổi việc trong thời hạn Hợp đồng, trốn việc, ….

2. Phí dịch vụ

Về cơ bản, chi phí thủ tục được phân bổ cho ba vấn đề sau:

+ Đào tạo

+ Phí dịch vụ

+ Đảm bảo thực hiện Hợp đồng

2.1. Đào tạo

            Người lao động Việt Nam có bản tính cần cù chăm chỉ nhưng thiếu kỹ năng làm việc nên dễ bị chấm dứt hợp đồng trước thời hạn, việc này sẽ làm tổn hại đến uy tín của đơn vị xuất khẩu lao động nói riêng, ảnh hưởng đến hình ảnh và việc đánh giá chất lượng lao động của nước ta trên thị trường quốc tế nói chung; kéo theo đó là tỉ lệ thất nghiệp tăng cao do không nhận được đơn hàng nào từ đối tác.

Các thị trường lao động hiện này đều đòi hỏi một trình độ nhất định, vì vậy, để đáp ứng nhu cầu thị trường, trung tâm/ doanh nghiệp tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng cho người lao động về ngoại ngữ và đào tạo định hướng.

Việc đào tạo này thường mất khoảng 3 tháng – 1 năm tùy vào từng đơn hàng, khả năng của người lao động trong quá trình đào tạo.

Các trung tâm phải lên kế hoạch, chi phí tổ chức khóa học, nơi ăn,ở cho người lao động. Hiện nay nhiều trung tâm giới thiệu, quảng cáo miễn phí đào tạo nhưng phí thu của người lao động đã được tính cả khoản phí này vào. Những khoản phí có thể liệt kê ra như :

STT

Nội dung

Khoản phí

1

Đào tạo ngoại ngữ

Giáo trình, trang thiết bị lớp học, lương giáo viên, phí khác (tiền điện, nước,tiền thuê phòng học…)

2

Định hướng nghề, đào tạo tay nghề

Tập huấn kỹ năng, trang thiết bị thực hành nghề,…

3

Tổ chức thi kiểm tra trình độ

Chi phí tổ chức thi ngoại ngữ, thi tay nghề,…

4

Nơi ở

Chi phí thuê nhà, tiền ăn,…

5

Tiền dịch vụ của trung tâm

Tiền công của những người làm công tác hành chính của trung tâm.

 

Phí đào tạo ở mỗi trung tâm lại có sự chênh lệch tuy nhiên, sự chênh lệch này không đáng kể. Các trung tâm/doanh nghiệp đều có sự tham khảo, thống nhất giá cả với nhau để có chiến lược thu hút người lao động.

2.2. Phí dịch vụ

Các khoản phí này chủ yếu là thủ tục đối với cơ quan nhà nước như Chi phí làm Hộ chiếu, xin visa, chi phí đi khám sức khỏe bệnh viện chỉ định, chi phí lý lịch tư pháp, chỗ ăn ở

Những chi phí này đều theo quy định của pháp luật, trung tâm/ doanh nghiệp thường đưa ra để người lao động biết rằng đây là nghĩa vụ của bên trung tâm/ doanh nghiệp, người lao động không phải lo lắng về việc bị chậm thời gian đi xuất khẩu.

Các chi phí này có thể bao gồm cả các thủ tục nhập cảnh, cư trú cho người lao động ở nước ngoài, do người môi giới bên nước nhận phụ trách.

Ngoài ra, có những trung tâm còn có dịch vụ đưa đón người lao động ở sân bay cả nước đi và nước đến, tất nhiên, mức phí sẽ cao hơn nhưng thể hiện được sự chu đáo của trung tâm đối với người lao động, để họ cảm thấy mình được phục vụ trọn gói theo đúng như cam kết trong hợp đồng.

Chi phí này có thể tính thành khoản riêng hoặc được kê vào khoản chi phí khác (phụ phí đơn hàng), được quy định giống như phí môi giới, không quá một tháng tiền lương của người lao động nhưng không bị giới hạn những khoản chi phí mềm theo yêu cầu của người lao động như chi phí về chỗ ăn ở, phí sinh hoạt khác…

Ngoài ra, khoản phí bảo lãnh cho người lao động xuất khẩu cũng là một khoản phí khó tính toán, phụ thuộc nhiều vào đơn hàng, thị trường và độ uy tín của người bảo lãnh. Vì thế, khoản tiền này phụ thuộc vào thỏa thuận ba bên và cùng thực hiện.

2.3. Phí đảm bảo Hợp đồng (Cọc chống trốn)

Thực tế cho thấy, nhiều lao động sau khi nhập cảnh có hiện tượng không thực hiện đúng hợp đồng, thể hiện như: thái độ làm việc không tốt, tự ý bỏ việc, tự ý làm cho bên thứ 3 không có trong thỏa thuận, không thích ứng với môi trường nơi đến,…khiến chất lượng và năng suất làm việc không hiệu quả nên đề nghị chấm dứt hợp đồng trước thời hạn hoặc bị trả vê nước. Điều này ảnh hưởng lớn đến uy tín Trung tâm, uy tín Quốc gia trên lĩnh vực thị trường lao động.

Cũng giống như các Hợp đồng lao động, Hợp đồng dân sự khác, khoản cọc Hợp đồng là một điều quan trọng trong khi thỏa thuận của bất kì Trung tâm/ Daonh nghiệp nào với người lao động. Tùy vào từng đơn hàng nên phí cọc Hợp đồng cũng khác nhau. Việc thỏa thuận cọc này không bị giới hạn bởi quy định của pháp luật, do các bên thỏa thuận và tự nguyện thực hiện theo nguyên tắc của Bộ luật dân sự hiện hành.

Sau khi kết thúc thời gian thực hiện và thanh lý hợp đồng, người lao động sẽ được nhận lại cọc, trừ trường hợp chấm dứt Hợp đồng trước thời hạn. Do đó trung tâm/ doanh nghiệp có thể cân đối tài chính và tập trung vào khoản cọc Hợp đồng này.

Trên đây là một số tư vấn về những khoản chi phí khi giao kết Hợp đồng mà Trung tâm/Doanh nghiệp có thể liệt kê nếu người lao động yêu cầu cùng căn cứ pháp lý để người lao động yên tâm thực hiên hợp đồng.

Liên quan đến vấn đề trên, Quý khách hàng cần giải đáp, xin liên hệ hotline – 0936653636 để được hỗ trợ.

Trân trọng!

 

Bài viết cùng chuyên mục

Bản đồ

Luật sư sẽ liên hệ lại với bạn ngay lập tức khi nhận được lịch

Danh mục

Tin mới

. .