Công ty luật TNHH Sao Sáng

luatsaosang@gmail.com 0936653636

Hỏi – đáp thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động theo quy định Bộ luật Lao động 2019

2:37 SA
Thứ Tư 16/06/2021
 715

Khách hàng hỏi:

Kính chào Luật sư. Tôi là NTH làm việc cho Công ty X theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn từ 01/6/2014. Ngày 20/5/2021, Giám đốc công ty X tiến hành các thủ tục theo quy định để xử lý kỷ luật sa thải đối với tôi vì lý do tôi tự ý nghỉ việc từ ngày 29/3 – 8/4/2021. Trong quá trình xử lý kỷ luật, tôi có tỏ thái độ phản đối hình thức kỉ luật sa thải của Công ty vì tôi cho rằng nghỉ việc chăm sóc bà ngoại ốm là lý do chính đáng. Luật sư cho tôi hỏi, tôi có thể gửi đơn đến cơ quan, tổ chức nào để yêu cầu giải quyết tranh chấp?

Luật sư trả lời:

Trên thực tế, tình trạng người lao động vi phạm kỷ luật lao động diễn ra không hề ít. Bên cạnh đó, việc xử lý vi phạm kỷ luật lao động đối với người lao động tại các doanh nghiệp không phải lúc nào cũng nghiêm túc, đúng pháp luật, người sử dụng lao động thường kỷ luật người lao động một cách vô căn cứ, không tuân theo đúng trình tự, thủ tục được pháp luật định sẵn. Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Quý khách hàng, căn cứ theo quy định của pháp luật hiện này, tôi đưa ra phương án tư vấn cho chị như sau:

Thứ nhất, xác định loại tranh chấp thì trong trường hợp này là tranh chấp lao động cá nhân. Cụ thể Tranh chấp lao động ở đây là tranh chấp phát sinh giữa cá nhân là chị NTH với công ty X. Chị NTH thấy quyền và lợi ích của mình đang bị xâm phạm khi công ty áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải đối với chị, chị NTH đã tỏ rõ thái độ phản đối với quyết định này. Như vậy, để giải quyết vấn đề trên, các bên liên quan cần tuân thủ và thực hiện đúng với quy định về giải quết tranh chấp lao động cá nhân được quy đinh trong Bộ luật Lao động.

Thứ hai, xác định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân. Căn cứ theo Điều 187 BLLĐ 2019 quy định:

“Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân bao gồm:

1. Hòa giải viên lao động;

2. Hội đồng trọng tài lao động;

3. Tòa án nhân dân.”

Như bên trên đã xác định đây là tranh chấp lao động cá nhân nên căn cứ theo Điều 187 BLLĐ 2019 xác định được cơ quan, tổ chức cá nhân có thẩm quyền giải quyết là: hòa giải viên lao động, hội đồng trọng tài lao động, Tòa án nhân dân. Nếu như Điều 200 BLLĐ 2012 chỉ quy định về hòa giải viên lao động và Tòa Án thì luật mới 2019 quy định thêm về Hội đồng trọng tài lao động. Từ đây quyền hạn của NLĐ được mở rộng hơn có thể đảm bảo được quyền và lợi ích của mình.

(Các Luật sư của Công ty Luật TNHH Sao Sáng tham gia phiên toà)

*Theo đó, chị NTH sẽ có thể gửi đơn yêu cầu đến cơ quan, tổ chức có thẩm quyền sau:

- Chị NTH có thể gửi đơn yêu cầu Hòa giải viên lao động giải quyết. Trường hợp chị NTH lựa chọn biện pháp hoà giải thì hoà giải viên lao động có trách nhiệm hướng dẫn các bên thương lượng, đưa ra phương án hoà giải để hai bên xem xét nếu hai bên không tự thỏa thuận được và lập biên bản hoà giải thành nếu hòa giải thành công (theo quy định khoản 4 Điều 188 BLLĐ 2019);

- Vì tranh chấp lao động giữa chị NTH và Công ty X thuộc trường hợp không bắt buộc phải thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động quy định tại điểm a khoản 1 Điều 188 BLLĐ 2019 (tức công ty X đã áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải với chị NTH), hoặc trường hợp hết thời hạn hòa giải quy định tại khoản 2 Điều này mà hòa giải viên lao động không tiến hành hòa giải hoặc trường hợp hòa giải không thành theo quy định tại khoản 4 Điều này (theo quy định khoản 7 Điều 188 Bộ Luật Lao Động 2019) thì chị NTH có thể gửi đơn yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động hoặc Tòa án giải quyết tranh chấp:

- Trên cơ sở đồng thuận, các bên tranh chấp có quyền yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết tranh chấp trong trường hợp quy định tại khoản 7 Điều 188 của Bộ luật này. Khi yêu cầu HĐTTLĐ giải quyết các bên không được đồng thời yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định tại khoản 1 Điều 189 BLLĐ 2019 giải quyết tranh chấp lao động cá nhân của Hội đồng trọng tài lao động.

- Chị NTH có thể yêu cầu Tòa án nhân dân nếu như thuộc một trong các trường hợp sau: Nếu như trong trường hợp hết hạn mà Ban trọng tài không được thành lập hoặc hết thời hạn mà Ban trọng tài không ra quyết định giải quyết tranh chấp thì các bên có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định tại khoản 4 Điều 189 BLLĐ 2019. Hoặc trường hợp một trong các bên không thi hành quyết định giải quyết tranh chấp của Ban trọng tài lao động thì các bên có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết căn cứ theo khoản 5 Điều 189 BLLĐ 2019.

- Tuy nhiên, thủ tục hòa giải là không bắt buộc mà thông qua Hội đồng trọng tài là sự đồng thuận của hai bên, nếu như một trong hai bên không đồng thuận thì có thể gửi đơn yêu cầu đến Tòa án giải quyết.

Trên đây là phương án tư vấn của Luật sư. Chúng tôi hi vọng rằng hỗ trợ được Quý khách hàng về vấn đề thắc mắc bên trên. Công ty luật TNHH Sao Sáng với đội ngũ luật sư, chuyên viên hỗ trợ pháp lý có nhiều năm kinh nghiệm, chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp những thắc mắc các câu hỏi liên quan đến lĩnh vực lao động để tư vấn cho Quý khách hàng những phương án tối ưu và hiệu quả. Trân trọng!

 

Bài viết cùng chuyên mục

Bản đồ

Luật sư sẽ liên hệ lại với bạn ngay lập tức khi nhận được lịch

Danh mục

Tin mới

. .