Giải quyết tranh chấp trong hợp đồng nhượng quyền thương mại
Trong việc xây dựng nền kinh tế thị trường và thực thi chủ trương hội nhập ngày càng đi vào chiều sâu, ở Việt Nam hiện nay, các tranh chấp thương mại đang diễn ra ngày càng nhiều tính chất ngày càng phức tạp mà trong các tranh chấp đó có các tranh chấp phát sinh trong lĩnh vực nhượng quyền thương mại, nhất là liên quan tới hợp đồng nhượng quyền thương mại. Vậy khi xảy ra tranh chấp trong hợp đồng nhượng quyền thương mại thì sẽ được giải quyết như thế nào? Hãy cùng Luật Sao Sáng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Nhượng quyền thương mại
“Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau đây:
(1) Việc mua bán hàng hóa, dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền;
(2) Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh”. (Điều 284, Luật Thương mại 2005)
Tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng thương mại
Tranh chấp hợp đồng nhượng quyền thương mại là những tranh chấp pháp lý trong việc hiểu và thực hiện, cũng như tiến hành giao kết và chấm dứt hợp đồng nhượng quyền thương mại giữa các bên tham gia quan hệ nhượng quyền thương mại.
Một số loại tranh chấp phổ biến phát sinh từ hợp đồng nhượng quyền thương mại:
- Lựa chọn bên nhận quyền;
- Lựa chọn địa điểm và quyền lãnh thổ;
- Các quy chuẩn và thực tế của các hoạt động kế toán;
- Sử dụng sai các quỹ dành cho quảng cáo;
- Hướng dẫn và hỗ trợ;
- Kiểm soát chất lượng;
- Đối xử không công bằng;
- Những giao dịch thực hiện bởi bên nhận quyền;
- Huấn luyện kỹ năng quan lý cho đội bán hàng của bên nhượng quyền;
- Các tài liệu khác.
Giải quyết tranh chấp Tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng thương mại
Thương lượng, Hòa giải
Thương lượng, hòa giải là phương pháp xuất hiện sớm nhất và được sử dụng đầu tiên khi có tranh chấp. Đây là phương pháp mà các bên tranh chấp cùng nhau bàn bạc, thỏa thuận để đi đến thống nhất một phương án giải quyết mâu thuẫn giữa họ và các bên sẽ tự nguyện thực hiện phương án đã thỏa thuận qua hòa giải.
Khi lựa chọn phương thức thương lượng, hòa giải, các bên có thể tiến hành theo một trong các cách thức sau:
- Tự thương lượng, hòa giải: là do các bên tranh chấp tự bàn bạc để đi đến thống nhất phương án giải quyết tranh chấp mà không cần tới sự tác động hay giúp đỡ của người thứ ba;
- Hòa giải qua trung gian: là việc các bên tranh chấp tiến hành hòa giải với nhau dưới sự hỗ trợ, giúp đỡ của người thứ ba (người trung gian hòa giải). Trung gian hòa giải có thể là cá nhân, tổ chức hay Tòa án do các bên tranh chấp chọn lựa hoặc do pháp luật quy định.
Trọng tài thương mại
Theo Luật Trọng tài thương mại 2010, thỏa thuận trọng tài là thỏa thuận giữa các bên cam kết giải quyết bằng trọng tải các vụ tranh chấp có thể phát sinh hoặc đã phát sinh trong hoạt động thương mại. Theo quy định tại Điều 2 Luật trọng tài thương mại năm 2010 thì trọng tài có thẩm quyền giải quyết đối với các tranh chấp sau:
“1. Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại.
Tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương mại.
Tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng Trọng tài”.
Các bên phải có sự thoả thuận về việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tải. Các bên phải cam kết giải quyết tranh chấp này sinh từ hợp đồng nhượng quyền bằng trọng tài. Thỏa thuận này có thể là một điều khoản trong hợp đồng nhượng quyền thương mại hoặc là một thỏa thuận trọng tài riêng biệt được tạo lập sau khi tranh chấp phát sinh. Trong trường hợp này, điều khoản trọng tài được coi là độc lập với các điều khoản khác của hợp đồng chính nên ngay cả khi hợp đồng chính kết thúc hoặc vô hiệu thì cũng không làm cho điều khoản trọng tài vô hiệu một cách tương ứng.
Trọng tài hoạt động theo nguyên tắc xét xử một lần, phán quyết trọng tài có tính chung thẩm: các bên không thể kháng cáo trước Tòa án hoặc các tổ chức nào khác.
Tòa án
Việc giải quyết tranh chấp theo thủ tục tố tụng tại toà án gắn liền với quyền lực nhà nước (quyền tư pháp). Trên thực tế, giải quyết tranh chấp bằng toà án vẫn có vai trò rất quan trọng và thường được coi như một giải pháp cuối cùng để giải quyết tranh chấp khi các phương thức thương lượng, hòa giải không có hiệu quả và các bên không muốn sử dụng.
Việc giải quyết tranh chấp hợp đồng nhượng quyền thương mại bằng toà án có nhiều ưu điểm:
- Toà án là cơ quan đại diện cho quyền lực nhà nước nên các quyết định, bản án của toà án mạng tinh bắt buộc thi hành đối với các bên và được đảm bảo bởi sức mạnh cưỡng chế của nhà nước;
- Với nguyên tắc hai cấp xét xử và xét xử tập thể, những sai sót trong quá trình giải quyết tranh chấp có khả năng được phát hiện và khắc phục. Án phí toà án thường thấp hơn trọng tài;
Tuy nhiên, bên cạnh đó, việc giải quyết tranh chấp hợp đồng nhượng quyển thương mại tại toà án cũng có một số hạn chế nhất định:
- Mất nhiều thời gian và công sức;
- Chậm trễ, trì hoàn. Thủ tục tư pháp thường thông qua nhiều cấp xét xử làm cho thời gian giải quyết tranh chấp bị kéo dải, gây trở ngại đối với việc giải quyết tranh chấp hợp đồng nhượng quyền thương mại;
- Tốn kém hơn so với thương lượng hoặc hoà giải
- Hoàn toàn có thể dẫn tới sự đỗ vỡ không thể cứu vãn của mối quan hệ nhượng quyền.