Công ty luật TNHH Sao Sáng

luatsaosang@gmail.com 0936653636

QUY ĐỊNH VỀ NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO ỦY QUYỀN

16:20 CH
Thứ Tư 07/06/2023
 311

Khi chúng ta cần giải quyết một vụ việc pháp lý nhưng không hiểu rõ về luật và cần nhờ đến sự tư vấn, trợ giúp của các chuyên viên pháp lý, của các luật sư thay mặt mình thực hiện hoặc khi chúng ta vướng phải khó khăn, bất tiện không thể trực tiếp giải quyết công việc mà muốn một người nào đó thay mình giải quyết các công việc đó thì lúc đó cách mà chúng ta sẽ làm đó là ủy quyền cho họ. Và những người chuyên viên pháp lý, những luật sư, những người được ủy quyền giải quyết công việc đó được gọi là người đại diện theo ủy quyền. Vậy pháp luật quy định về người đại diện theo pháp luật như nào? Mời quý độc giả hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây!

Căn cứ pháp lý:

Bộ luật Dân sự 2015

1. Đại diện theo ủy quyền là gì?

Khoản 1, Điều 134 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về đại diện như sau:

“1. Đại diện là việc cá nhân, pháp nhân (sau đây gọi chung là người đại diện) nhân danh và vì lợi ích của cá nhân hoặc pháp nhân khác (sau đây gọi chung là người được đại diện) xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.”

Điều 138 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về đại diện theo ủy quyền:

Điều 138. Đại diện theo ủy quyền

1. Cá nhân, pháp nhân có thể ủy quyền cho cá nhân, pháp nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.

2. Các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân có thể thỏa thuận cử cá nhân, pháp nhân khác đại diện theo ủy quyền xác lập, thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung của các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân.

3. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể là người đại diện theo ủy quyền, trừ trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự phải do người từ đủ mười tám tuổi trở lên xác lập, thực hiện.”

Đại diện theo ủy quyền có thể hiểu là cá nhân hoặc pháp nhân (người đại diện) nhận ủy quyền từ cá nhân hoặc pháp nhân khác (người được đại diện), nhân danh và vì lợi ích của người được đại diện để xác lập và thực hiện các giao dịch dân sự. Chủ thể không có tư cách pháp nhân có thể thỏa thuận để cử cá nhân, pháp nhân đại diện theo ủy quyền xác lập. thực hiện giao dịch dân sự.

2. Phạm vi đại diện theo ủy quyền như thế nào?

Điều 141 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:

Điều 141. Phạm vi đại diện

1. Người đại diện chỉ được xác lập, thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi đại diện theo căn cứ sau đây:

a) Quyết định của cơ quan có thẩm quyền;

b) Điều lệ của pháp nhân;

c) Nội dung ủy quyền;

d) Quy định khác của pháp luật.

2. Trường hợp không xác định được cụ thể phạm vi đại diện theo quy định tại khoản 1 Điều này thì người đại diện theo pháp luật có quyền xác lập, thực hiện mọi giao dịch dân sự vì lợi ích của người được đại diện, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

3. Một cá nhân, pháp nhân có thể đại diện cho nhiều cá nhân hoặc pháp nhân khác nhau nhưng không được nhân danh người được đại diện để xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với chính mình hoặc với bên thứ ba mà mình cũng là người đại diện của người đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

4. Người đại diện phải thông báo cho bên giao dịch biết về phạm vi đại diện của mình.”

Theo quy định trên, người đại diện thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi được ủy quyền với nội dung ủy quyền đã thỏa thuận. Nếu không xác định được phạm vi ủy quyền thì người đại diện theo pháp luật có quyền xác lập, thực hiện mọi giao dịch dân sự vì lợi ích của người được đại diện. Người đại diện phải thông báo cho bên giao dịch biết về phạm vi đại diện của mình.

3. Thời hạn đại diện theo ủy quyền là bao lâu?

Căn cứ theo Khoản 3 Điều 140 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:

“3. Đại diện theo ủy quyền chấm dứt trong trường hợp sau đây:

a) Theo thỏa thuận;

b) Thời hạn ủy quyền đã hết;

c) Công việc được ủy quyền đã hoàn thành;

d) Người được đại diện hoặc người đại diện đơn phương chấm dứt thực hiện việc ủy quyền;

đ) Người được đại diện, người đại diện là cá nhân chết; người được đại diện, người đại diện là pháp nhân chấm dứt tồn tại;

e) Người đại diện không còn đủ điều kiện quy định tại khoản 3 Điều 134 của Bộ luật này;

g) Căn cứ khác làm cho việc đại diện không thể thực hiện được.”

4. Hậu quả pháp lý của hành vi đại diện theo ủy quyền?

Căn cứ Điều 139 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về hậu quả pháp lý của hành vi đại diện theo ủy quyền như sau:

Điều 139. Hậu quả pháp lý của hành vi đại diện

1. Giao dịch dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện với người thứ ba phù hợp với phạm vi đại diện làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện.

2. Người đại diện có quyền xác lập, thực hiện hành vi cần thiết để đạt được mục đích của việc đại diện.

3. Trường hợp người đại diện biết hoặc phải biết việc xác lập hành vi đại diện là do bị nhầm lẫn, bị lừa dối, bị đe dọa, cưỡng ép mà vẫn xác lập, thực hiện hành vi thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện, trừ trường hợp người được đại diện biết hoặc phải biết về việc này mà không phản đối.”

Trên đây là nội dung Công ty Luật TNHH Sao Sáng xin gửi đến quý bạn đọc về chủ đề quy định về người đại diện theo ủy quyền. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào vui lòng liên hệ với chung tôi qua hotline: 0936.56.36.36 - 0813821268 hoặc email: luatsaosang@gmail.com để được chúng tôi tư vấn hỗ trợ nhanh nhất.

Bài viết cùng chuyên mục

Bản đồ

Luật sư sẽ liên hệ lại với bạn ngay lập tức khi nhận được lịch

Danh mục

Tin mới

. .