Công ty luật TNHH Sao Sáng

luatsaosang@gmail.com 0936653636

CHA MẸ CÓ PHẢI CHỊU TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG KHI CON CHƯA THÀNH NIÊN CÓ HÀNH VI GÂY RA THIỆT HẠI ?

15:22 CH
Thứ Bảy 09/03/2024
 396

Cha mẹ có nghĩa vụ nuôi dạy, giáo dục con. Khi con chưa thành niên có hành vi gây ảnh hưởng, thiệt hại đến người khác thì bố mẹ có phải chịu trách nhiệm bồi thường cho con không? Trường hợp nào bố mẹ không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho con?

1. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại là gì?

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại là trách nhiệm của người có hành vi vi phạm, có lỗi trong việc gây ra thiệt hại về vật chất, tinh thần phải khắc phục hậu quả bằng cách đền bù các tổn thất về vật chất và tổn thất về tinh thần cho bên bị thiệt hại. 

2. Cha mẹ có phải chịu trách nhiệm bồi thường khi con có hành vi gây thiệt hại không?

Theo Bộ luật Hôn nhân và Gia đình 2014 có quy định cụ thể như sau:

Tại Khoản 5 Điều 37 Luật HNGĐ 2014: “Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con gây ra mà theo quy định của Bộ luật dân sự thì cha mẹ phải bồi thường”

Tại Điều 74 Luật HNGĐ 2014: “Cha mẹ phải bồi thường thiệt hại do con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự gây ra theo quy định của Bộ luật dân sự”

 

Dẫn chiếu tới Bộ luật dân sự 2015 có quy định như sau:

Tại Điều 586 BLDS 2015. Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân:

“1. Người từ đủ mười tám tuổi trở lên gây thiệt hại thì phải tự bồi thường.

2. Người chưa đủ mười lăm tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu, trừ trường hợp quy định tại Điều 599 của Bộ luật này.

Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình.

3. Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi gây thiệt hại mà có người giám hộ thì người giám hộ đó được dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường; nếu người được giám hộ không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ thì không phải lấy tài sản của mình để bồi thường.”

Tại Khoản 3 Điều 599 BLDS2015: “Trường học, bệnh viện, pháp nhân khác quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này không phải bồi thường nếu chứng minh được mình không có lỗi trong quản lý; trong trường hợp này, cha, mẹ, người giám hộ của người dưới mười lăm tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự phải bồi thường.”

3. Trường hợp cha mẹ không phải chịu trách nhiệm bồi thường khi con có hành vi gây ra thiệt hại?

- Theo Khoản 1, 2 Điều 599 Bộ luật Dân sự 2015: 

“1. Người chưa đủ mười lăm tuổi trong thời gian trường học trực tiếp quản lý mà gây thiệt hại thì trường học phải bồi thường thiệt hại xảy ra.

2. Người mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại cho người khác trong thời gian bệnh viện, pháp nhân khác trực tiếp quản lý thì bệnh viện, pháp nhân khác phải bồi thường thiệt hại xảy ra.”

Như vậy, bố mẹ không phải bồi thường thiệt hại khi con chưa thành niên gây thiệt hại trong trường học trực tiếp quản lý và con mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại trong bệnh viện.

- Trường hợp người đủ 15 tới 18 tuổi nếu có tài sản riêng thì họ có thể tự mình thực hiện nghĩa vụ bồi thường thiệt hại trong phạm vi tài sản của mình. Nếu tài sản không đủ để bồi thường thì lúc đó cha mẹ mới đứng ra bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình.

- Trường hợp người đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng thì bố mẹ không phải chịu trách nhiệm liên đới.

 

Trên đây là toàn bộ tư vấn của chúng tôi, hy vọng rằng, những ý kiến tư vấn này, sẽ giúp làm sáng tỏ các vấn đề mà Quý vị đang quan tâm. Để có thể làm rõ hơn và chi tiết từng vấn đề nêu trên cũng như các vấn đề pháp lý mà Quý vị đang cần tham khảo thêm ý kiến chuyên môn. Xin vui lòng liên hệ ngay cho chúng tôi theo địa chỉ email: luatsaosang@gmail.com hoặc qua Tổng đài tư vấn: 0936.65.3636 - 0972.17.27.57 để nhận được sự tư vấn, giải đáp và hỗ trợ từ Luật Sao Sáng. Trân trọng cảm ơn !

 

Bài viết cùng chuyên mục

Bản đồ

Luật sư sẽ liên hệ lại với bạn ngay lập tức khi nhận được lịch

Danh mục

Tin mới

. .