Công ty luật TNHH Sao Sáng

luatsaosang@gmail.com 0936653636

Phương thức xử lý tài sản cầm cố, thế chấp

9:14 SA
Thứ Bảy 17/07/2021
 1684

Việc xử lý tài sản cầm cố, thế chấp chỉ được tiến hành khi bên cầm cố, thế chấp không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ như đã thỏa thuận nhằm mục đích để bù đắp cho bên nhận cầm cố, nhận thế chấp những khoản lợi ích thuộc về họ.

Theo quy định của pháp luật hiện hành, bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm có quyền thỏa thuận một trong các phương thức xử lý tài sản cầm cố, thế chấp sau: bán đấu giá tài sản; bên nhận tài sản tự bán tài sản; bên nhận bảo đảm nhận chính tài sản để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm và phương thức khác. Trường hợp các bên không có thỏa thuận về một trong các phương thức xử lý nêu trên thì tài sản được bán đấu giá, trừ trường hợp luật có quy định khác (Điều 303 BLDS 2015). 

Chẳng hạn, đối với các tài sản bảo đảm có thể xác định được giá cụ thể, rõ ràng trên thị trường thì bên có quyền xử lý tài sản bảo đảm được bán theo giá thị trường mà không phải qua thủ tục bán đấu giá, đồng thời, phải thông báo cho bên bảo đảm và các bên nhận bảo đảm khác nếu có; 

Đối với tài sản bảo đảm là quyền đòi nợ yêu cầu người thứ ba là người có nghĩa vụ trả nợ chuyển giao các khoản tiền hoặc tài sản khác cho mình hoặc người ủy quyền; 

Đối với tài sản bảo đảm là trái phiếu, cổ phiếu, hối phiếu, giấy tờ có giá khác và thẻ tiết kiệm được xử lý theo quy định của pháp luật về trái phiếu, cổ phiếu, hối phiếu, giấy tờ có giá khác và thẻ tiết kiệm;

Đối với tài sản cầm cố là vận đơn bên nhận cầm cố vận đơn có quyền xuất trình vận đơn theo thủ tục được pháp luật quy định để thực hiện quyền chiếm hữu đối với hàng hóa ghi trên vận đơn đó. Việc xử lý hàng hóa ghi trên vận đơn được thực hiện như đối với các động sản khác;

Đối với tài sản đảm bảo là quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất trong trường hợp không có sự thỏa thuận về phương thức xử lý thì quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất trong trường hợp không có sự thỏa thuận về phương thức xử lý thì quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất sẽ được bán đấu giá còn trong trường hợp chỉ thế chấp tài sản gắn liền với đất, người mua, người nhận tài sản được tiếp tục sử dụng đất và có các quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất như bên thế chấp trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Như vậy, BLDS 2015 đã quy định rõ ràng về cách xử lý tài sản cầm cố, thế chấp theo hướng trước tiên là cho các bên tự thỏa thuận về phương thức xử lý, khi không có thỏa thuận thì tài sản đó được bán đấu giá, trừ trường hợp luật có quy định khác. Nghĩa là có ba phương pháp cơ bản để xử lý tài sản cầm cố, thế chấp mà các bên trong hợp đồng có thể thỏa thuận. Ngoài ra, các bên hoàn toàn có thể thỏa thuận bất kỳ một phương pháp xử lý tài sản bảo đảm khác. Đối với các bên bảo đảm thì điều quan trọng hơn cả là tài sản bảo đảm cần được bán ở mức giá cao nhất hoặc hợp lý về mặt thương mại để bên bảo đảm có cơ hội nhận được tiền sau khi đã trả nợ cho bên nhận bảo đảm và thanh toán các khoản được ưu tiên khác. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho các bên trong việc xử lý tài sản cầm cố, thế chấp, đặc biệt là khi không có thỏa thuận thì việc bán đấu giá tài sản được thực hiện là đương nhiên, chỉ hạn chế trong trường hợp luật có quy định khác. Bên cạnh đó, BLDS 2015 đã khắc phục những tranh chấp trong quá trình xử lý tài sản bảo đảm (do không xác lập được thứ tự giữa phương thức xử lý là thỏa thuận hoặc phương thức xử lý là bán đấu giá theo quy định của pháp luật) bằng cách làm rõ thứ tự giữa hai phương thức trên. Các phương thức xử lý cụ thể là:

  • Bán tài sản cầm cố, thế chấp:

Đây là phương pháp được áp dụng nhiều nhất trên thực tế trong việc xử lý tài sản cầm cố, thế chấp. Việc bán tài sản cầm cố, thế chấp có thể được tiến hành trên một trong hai phương thức: là bán đấu giá hoặc bán riêng lẻ cho một hoặc một số người mua tài sản bảo đảm không trên cơ sở đấu giá (Điều 304 BLDS 2015). Theo đó, phương pháp bán đầu giá chỉ áp dụng trong trường hợp bắt buộc theo quy định của pháp luật hoặc các bên không có thỏa thuận hay không thỏa thuận được về các phương thức xử lý tài sản nêu trên. Bán đấu giá là hoạt động được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản.

Ngoài ra, các bên có thể thỏa thuận áp dụng việc tự bán tài sản cầm cố, thế chấp trong các trường hợp mà pháp luật không bắt buộc phải bán đấu giá. Để bảo đảm được quyền cũng như lợi ích của các bên tham gia giao dịch, kẻ cả bên bảo đảm, số tiền thu được từ việc bán tài sản cầm cố, thế chấp sau khi đã thanh toán các chi phí bảo quản, thu giữ và xử lý tài sản cầm cố, thế chấp sẽ được dùng để thanh toán nghĩa vụ dân sự đối với bên nhận cầm cố, bên nhận thế chấp. Việc thanh toán nghĩa vụ dân sự từ tiền bán tài sản cầm cố được xác định theo thứ tự ưu tiên quy định tại Điều 308 BLDS 2015.

Sau khi thanh toán xong nghĩa vụ được bảo đảm, trường hợp số tiền có được từ việc xử lý tài sản cầm cố, thế chấp sau khi thanh toán chi phí bảo quản, thu giữ và xử lý tài sản cầm cố, thế chấp lớn hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm thì số tiền chênh lệch phải được trả cho bên bảo đảm (khoản 2 Điều 307 BLDS 2015). Trường hợp số tiền có được từ việc xử lý tài sản cầm cố, thế chấp sau khi thanh toán chi phí bảo quản, thu giữ và xử lý tài sản cầm cố, thế chấp nhỏ hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm thì phần nghĩa vụ chưa được thanh toán được xác định là nghĩa vụ không có bảo đảm, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận bổ sung tài sản bảo đảm. Bên nhận bảo đảo có quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ được bảo đảm phải thực hiện phần nghĩa vụ chưa được thanh toán. (khoản 3 Điều 307 BLDS 2015).

  • Bên nhận bảo đảm nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm:

Phương pháp này có thể được hiểu là việc chuyển quyền sở hữu tài sản đảm bảo từ bên bảo đảm sang cho bên nhận bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm. Điểm khác biệt giữa hai phương pháp bán tài sản và nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ liên quan đến bên nhận chuyển nhượng tài sản bảo đảm. Với trường hợp bán tài sản bảo đảm, bên nhận chuyển nhượng tài sản bảo đảm có thể là bất kỳ tổ chức, cá nhân nào. Ngược lại, đối với trường hợp nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ thì bên nhận chuyển nhượng tài sản chính là bên nhận bảo đảm.

Công ty Luật TNHH Sao Sáng với đội ngũ luật sư, chuyên viên hỗ trợ pháp lý có nhiều năm kinh nghiệm, chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp những thắc mắc các câu hỏi liên quan đến mọi lĩnh vực, để tư vấn cho Quý khách hàng có những phương hướng tối ưu và hiệu quả. Trân trọng Kính chào!

Bài viết cùng chuyên mục

Bản đồ

Luật sư sẽ liên hệ lại với bạn ngay lập tức khi nhận được lịch

Danh mục

Tin mới

. .