Công ty luật TNHH Sao Sáng

luatsaosang@gmail.com 0936653636

PHÂN BIỆT PHẠM TỘI CHƯA ĐẠT VÀ TỰ Ý NỬA CHỪNG CHẤM DỨT VIỆC PHẠM TỘI

16:18 CH
Thứ Sáu 27/09/2024
 100

Việc xác định một người nào đó phạm tội chưa đạt hay tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là rất quan trọng vì nó quyết định tới việc người nào đó có phải chịu trách nhiệm hình sự hay không? Nếu chịu thì chịu ở mức độ nào? Thế nhưng, những khái niệm trên lại rất dễ bị nhầm lẫn. Vậy, làm sao để có thể dễ dàng phân biệt cái khái niệm trên một cách chính xác. Bài viết dưới đây, Luật Sao Sáng sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn các quy định của pháp luật về vấn đề này.

1. Phạm tội chưa đạt là gì?

Điều 15 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) quy định chuẩn bị phạm tội như sau:

“Phạm tội chưa đạt là cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội”.

Như vậy, phạm tội chưa đạt là người phạm tội cố ý thực hiện tội phạm, nhưng không thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của tội phạm. Nhận thấy, phạm tội chưa đạt chỉ xảy ra với người phạm tội với lỗi cố ý.

* Các trường hợp phạm tội chưa đạt

Phạm tội chưa đạt được thành 2 loại là: phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành và phạm tội chưa đạt đã hoàn thành.

- Phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành: Người phạm tội vì những nguyên nhân ngoài ý mà không thực hiện được tất cả các hành vi mà người đó cho là cần thiết để gây ra hậu quả.

Ví dụ: Một người thực hiện phạm tội trộm cắp, tuy nhiên mới lẻn vào nhà chưa trộm cắp được tài sản đã bị phát hiện và bắt giữ. Đó chính là phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành.

- Phạm tội chưa đạt đã hoàn thành: Là người phạm tội đã thực hiện hết các hành vi mà họ cho là cần thiết để gây ra hậu quả, nhưng do nguyên nhân ngoài ý muốn mà hậu quả không xảy ra. Có thể hiểu là hoàn thành về mặt hành vi nhưng chưa đạt về mặt hậu quả.

Ví dụ: A dùng dao đâm B nhiều nhát, sau khi thấy B nằm bất động A đã bỏ trốn, nhưng sau đó có người phát hiện và đưa B đi cấp cứu, nên B đã không chết. Hành vi của A là hành vi phạm tội chưa đạt đã hoàn thành.

2. Tự ý nửa chừng chấm dứt hành vi phạm tội là gì?

Căn cứ theo Điều 16 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) quy định tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội như sau:

“Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là tự mình không thực hiện tội phạm đến cùng, tuy không có gì ngăn cản”.

Theo đó, tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là ý chí, suy nghĩ của người đó cảm thấy hối hận, nhận ra lỗi lầm hoặc nhận thức được hành vi của mình là trái quy định pháp luật nên đã tự nguyện, chấm dứt, không thực hiện tội phạm đến cùng, mặc dù không chịu bất kỳ tác động khách quan khác.

Bên cạnh đó, tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội phải xảy ra trong trường hợp là tội phạm thực hiện ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội hay ở giai đoạn phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành, chứ không phải trong trường hợp phạm tội chưa đạt đã hoàn thành hay phạm tội hoàn thành.

Về chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt

3. Phân biệt phạm tội chưa đạt và tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội

Tiêu chí

Phạm tội chưa đạt

Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội

Cơ sở pháp lý

Điều 15 Bộ luật Hình sự năm 2015

Điều 16 Bộ luật Hình sự năm 2015

Hành vi

- Chủ thế đã bắt tay vào việc thực hiện tội phạm, các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ đã bắt đầu bị xâm hại, đã gây ra hậu quả cho xã hội.

- Người phạm tội không tiếp tục thực hiện tội phạm nữa do nguyên nhân khách quan tác động (chứ không phải do chủ quan như tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội) mà họ không thực hiện được tội phạm đến cùng.

- Người phạm tội tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là xuất phát từ ý muốn chủ quan của bản thân họ quyết định không tiếp tục thực hiện tội phạm nữa.

- Ngoài ra, điều kiện khách quan không có gì ngăn cản việc thực hiện hành vi phạm tội, nếu người phạm tội muốn thực hiện tội phạm, họ hoàn toàn có thể tiến hành được.

Nguyên nhân dẫn đến hành vi

Do nguyên nhân khách quan, không nằm trong ý muốn của người phạm tội nên người phạm tội không đạt được hậu quả phạm tội mà mình muốn thực hiện

Do nguyên nhân chủ quan, xuất phát từ ý chí của người phạm tội nhận ra hành vi của mình là vi phạm pháp luật nên tự ý dừng việc phạm tội

Hậu quả pháp lý

Người phạm tội chưa đạt phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm chưa đạt.

(Khoản 1, khoản 3 Điều 57 Bộ luật hình sự năm 2015)

Người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự về tội định phạm; nếu hành vi thực tế đã thực hiện có đủ yếu tố cấu thành của một tội khác, thì người đó phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này.

(Điều 16 bộ luật hình sự 2015)

Ví dụ minh họa

A thực hiện phạm tội trộm cắp, tuy nhiên mới lẻn vào nhà chưa trộm cắp được tài sản đã bị phát hiện và bắt giữ

A lên kế hoạch giết B, sau đó A hẹn B ra gặp mặt và tấn công đâm anh B bị thương nhưng vì sợ ở tù nên A không thực hiện kế hoạch giết B nữa.

Trên đây là toàn bộ tư vấn của chúng tôi, hy vọng rằng, những ý kiến tư vấn này, sẽ giúp làm sáng tỏ các vấn đề mà Quý vị đang quan tâm. Để có thể làm rõ hơn và chi tiết từng vấn đề nêu trên cũng như các vấn đề pháp ý mà Quý vị đang cần tham khảo thêm ý kiến chuyên môn. Xin vui lòng liên hệ ngay cho chúng tôi theo địa chỉ email: luatsaosang@gmail.com hoặc qua tổng đài tư vấn: 0936.65.3636 - 0972.17.27.57 để nhận được sự tư vấn, giải đáp và hỗ trợ từ Luật Sao Sáng. Trân trọng cảm ơn!

Bài viết cùng chuyên mục

Bản đồ

Luật sư sẽ liên hệ lại với bạn ngay lập tức khi nhận được lịch

Danh mục

Tin mới

. .