Công ty luật TNHH Sao Sáng

luatsaosang@gmail.com 0936653636

"Phạm tội chưa đạt" trong tội lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài sản được hiểu như thế nào?

14:45 CH
Thứ Năm 17/08/2023
 2678

Hiện nay, bên cạnh sự phát triển mọi mặt về kinh tế và xã hội của nước ta, vấn đề an ninh trật tự xã hội đang là một trong những vấn đề nhức nhối và được quan tâm hàng đầu. Trong thời gian qua các tội phạm xâm phạm sở hữu diễn ra rất phức tạp, gây thiệt hại nghiêm trọng cho tài sản nhà nước, tài sản của công dân, ảnh hưởng đến trật tự chung của xã hội. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là một trong những tội xâm phạm sở hữu diễn biến theo chiều hướng gia tăng, đây là loại tội phạm xảy ra thường xuyên, với nhiều thủ đoạn tinh vi xảo quyệt, từ chủ thể thực hiện tội phạm đến các đối tượng bị xâm hại đều rất đa dạng. Sau đây, Luật Sao Sáng sẽ giúp quý bạn đọc phân tích và tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này.

- Bộ luật hình sự 2015

1. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là gì?

Căn cứ theo Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản Bộ luật hình sự 2015

“1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ...”

- Lừa đảo chiếm đoạt tài sản là hành vi bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác.

+ Đây là hành vi cố ý đưa ra những thông tin ko đúng sự thật với ý thức lừa dối chủ tài sản hoặc người quản lý tài sản, rồi chiếm đoạt tài sản của người đó.

+ Thủ đoạn gian dối có thể được thực hiện qua lời nói, qua việc xuất trình những giấy tờ giả, hoặc qua những việc làm cụ thể (đưa sai, đưa thiếu, đếm thiếu...).

- Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác bằng thủ đoạn gian dối, do người từ đủ 16 tuổi trở lên và có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp, xâm hại đến quyền sở hữu tài sản của Nhà nước, tổ chức hoặc cá nhân.

2. Phạm tội chưa đạt là gì?

Căn cứ theo quy định tại Điều 15 Bộ luật Hình sự 2015

“Điều 15. Phạm tội chưa đạt

Phạm tội chưa đạt là cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội.

Người phạm tội chưa đạt phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm chưa đạt.”

2.1. Dấu hiệu của phạm tội chưa đạt

- Người phạm tội đã bắt đầu thực hiện tội phạm

- Người phạm tội ko thực hiện được đến cùng tội phạm (ko thỏa mãn hết các hành vi thuộc mặt khách quan của cấu thành tội phạm)

- Bị dừng lại do những nguyên nhân khách quan ngoài ý muốn

2.2. Các dạng phạm tội chưa đạt

- Người phạm tội chưa thực hiện được hành vi khách quan mà mới thực hiện được hành vi đi liền trước đó.

- Người phạm tội đã thực hiện hành vi khách quan nhưng chưa thực hiện được đầy đủ chỉ thực hiện được 1 số hành vi trong 1 chuỗi hành vi.

- Người phạm tội đã thực hiện được hết hành vi khách quan nhưng hậu quả chưa xảy ra

- Người phạm tội thực hiện hết hành vi khách quan, hậu quả đã xảy ra nhưng chưa phù hợp với hậu quả được quy định trong cấu thành tội phạm

2.3. Phân loại phạm tội chưa đạt

- Phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành: người phạm tội chưa thực hiện hết được hành vi mà họ dự định thực hiện, chưa thực hiện được tội phạm đến cùng, chưa thỏa mãn cấu thành tội phạm về hành vi và hậu quả

VD: A định giết B nên bỏ độc vào nước cho B uống B mới uống được 1 ít thì bị ngộ độc mọi người phát hiện đưa đi cấp cứu nên ko chết

- Phạm tội chưa đạt đã hoàn thành: người phạm tội đã thực hiện hết được hành vi mà họ dự định thực hiện nhưng chưa thực hiện được tội phạm đến cùng, chưa thỏa mãn cấu thành tội phạm về hậu quả

VD: muốn giết người nên đâm chém nhiều nhát nhưng họ lại ko chết

3. Lừa đảo chiếm đoạt tài sản phạm tội chưa đạt

- Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản phạm tội chưa đạt khi chưa hoàn thành việc chiếm đoạt.

- Tức là sau khi đã dùng thủ đoạn gian dối để làm cho người chủ sở hữu tài sản bị mắc lừa giao tài sản cho người phạm tội hoặc không nhận tài sản đáng lẽ phải nhận, tuy nhiên, vì một lý do nào đó ngoài dự đoán mà dẫn đến việc người phạm tội không chiếm giữ được tài sản. Trường hợp như vậy được xem là lừa đảo chiếm đoạt tài sản phạm tội chưa đạt.

- Xét về ý chí thì hành vi của người phạm tội phải được diễn ra theo đúng những gì họ mong muốn tuy nhiên trong quá trình thực hiện vì một lý do nào đó mà mục đích của người phạm tội vẫn chưa đạt được.

Ví dụ:  Ngày 03/5/2019, Nguyễn Văn A làm giả 1 chiếc vé gửi xe của siêu thị BC, rồi sau đó A đi vào khu vực gửi xe của siêu thị BC để tìm đúng chiếc xe có ghi số vé mà A đã làm giả từ trước. A tìm thấy chiếc xe hiệu HONDA LEAD và ngang nhiên dắt chiếc xe ra bên ngoài. Khi A đi đến cổng soát vé, người bảo vệ soát vé phát hiện ra vé gửi xe là giả nên đã giữ A và chiếc xe lại, sau đó trình báo sự việc với cơ quan Công an.

Trường hợp này A phạm tội phạm tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” (chưa đạt đã hoàn thành) do: A đã thực hiện hết được hành vi lừa đảo đã dự định thực hiện của mình như làm giả 1 chiếc vé gửi xe của siêu thị, tìm đúng chiếc xe có ghi số vé đã làm giả từ trước nhưng chưa thực hiện được tội phạm đến cùng, chưa thỏa mãn cấu thành tội phạm về hậu quả do chưa chiếm đoạt được chiếc xe máy do bị người bảo vệ phát hiện ra vé giả.

Trên đây là nội dung Công ty Luật TNHH Sao Sáng gửi đến quý bạn đọc về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng. Nếu có vấn đề còn thắc mắc cần được hỗ trợ giải đáp vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Email: luatsaosang@gmail.com hoặc hotline: 0936.65.36.36 – 0972.17.27.57 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.

Bài viết cùng chuyên mục

Bản đồ

Luật sư sẽ liên hệ lại với bạn ngay lập tức khi nhận được lịch

Danh mục

Tin mới

. .