Công ty luật TNHH Sao Sáng

luatsaosang@gmail.com 0936653636

Cha dượng có phải cấp dưỡng cho con riêng của vợ không?

16:31 CH
Thứ Ba 22/08/2023
 356

1. Nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của pháp luật hiện hành

1.1. Nghĩa vụ cấp dưỡng là gì?

Cấp dưỡng là việc một người phải đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình mà có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người đó là người chưa thành niên, là người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình, là người gặp khó khăn, túng thiếu theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình.

Tại khoản 1 Điều 107 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về nghĩa vụ cấp dưỡng như sau:

“Nghĩa vụ cấp dưỡng được thực hiện giữa cha, mẹ và con; giữa anh, chị, em với nhau; giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu; giữa cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột; giữa vợ và chồng theo quy định của Luật này.

Nghĩa vụ cấp dưỡng không thể thay thế bằng nghĩa vụ khác và không thể chuyển giao cho người khác.”

1.2. Điều kiện phát sinh nghĩa vụ cấp dưỡng

Trước khi tìm hiểu nội dung “Cha dượng có phải cấp dưỡng cho con riêng của vợ không“ sau đây ta tìm hiểu các điều kiện phát sinh nghĩa vụ cấp dưỡng.

Nghĩa vụ cấp dưỡng giữa các chủ thể của quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình khi có các điều kiện sau:

- Người được cấp dưỡng và người có nghĩa vụ cấp dưỡng có quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống và quan hệ nuôi dưỡng

- Người được cấp dưỡng và người có nghĩa vụ cấp dưỡng không cùng sống chung với nhau hoặc người có nghĩa vụ nuôi dưỡng trốn tránh thực hiện nghĩa vụ thì buộc phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng

- Người được cấp dưỡng là người chưa thành niên hoặc là người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình, là người gặp khó khăn, túng thiếu.

- Người có nghĩa vụ cấp dưỡng là nguời đã thành niên có tài sản để thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng.

Như vậy, khi đáp ứng đủ các điều kiện trên thì nghĩa vụ cấp dưỡng sẽ phát sinh.

2. Việc chăm sóc giáo dục con sau khi ly hôn được quy định thế nào?

Căn cứ theo Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định như sau:

1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”

Cấp dưỡng là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng mà không còn chung sống với mình nữa.

Sau khi ly hôn, cha, mẹ có quyền và nghĩa vụ với con của mình như sau:

- Vợ chồng có thể thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con. Nếu không thỏa thuận được thì sẽ do Tòa án quyết định;

- Con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con để quyết định người trực tiếp nuôi con;

- Giao cho mẹ trực tiếp nuôi con dưới 36 tháng tuổi trừ khi người mẹ không đủ điều kiện nuôi con hoặc có thỏa thuận khác;

- Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con, được thăm nom con mà không ai được cản trở và không gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của con…

3. Cha dượng có phải cấp dưỡng cho con riêng của vợ không?

Cha dượng có phải cáp dưỡng cho con riêng của vợ không là một câu hỏi được nhiều người quan tâm khi mối quan hệ của họ thật sự đặc biệt.

Quy đi về quyền, nghĩa vụ của cha dượng, mẹ kế và con riêng của vợ hoặc của chồng tại Điều 79 Luật hôn nhân gia đình 2014 quy định:

“1. Cha dượng, mẹ kế có quyền và nghĩa vụ trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con riêng của bên kia cùng sống chung với mình theo quy định tại các điều 69, 71 và 72 của Luật này.

2. Con riêng có quyền và nghĩa vụ chăm sóc, phụng dưỡng cha dượng, mẹ kế cùng sống chung với mình theo quy định tại Điều 70 và Điều 71 của Luật này.”

Như vậy, theo quy định của pháp luật hiện nay cha dượng, mẹ kế có nghĩa vụ trông nom, nuôi dưỡng,.. con riêng của bên kia cùng sống chung với mình mà không có quy định cha dượng phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con riêng của vợ và ngược lại.

Hơn nữa, đối chiếu các điều kiện phát sinh nghĩa vụ cấp dưỡng thì quan hệ giữa cha dượng và con riêng của vợ không có ba loại quan hệ: hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng. Do vậy sau khi ly hôn vấn đề cấp dưỡng của cha dượng đối với con riêng của vợ không đặt ra.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Chúng tôi hy vọng rằng, ý kiến tư vấn của chúng tôi sẽ giúp làm sáng tỏ các vấn đề mà bạn đang quan tâm. Nếu bạn cần tham khảo thêm ý kiến chuyên môn của chúng tôi, xin hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ email luatsaosang@gmail.com hoặc qua Tổng đài tư vấn: 0936.65.3636 -  0972.17.27.57 để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Sao Sáng. Trân trọng cảm ơn!

 

 

Bài viết cùng chuyên mục

Bản đồ

Luật sư sẽ liên hệ lại với bạn ngay lập tức khi nhận được lịch

Danh mục

Tin mới

. .