Công ty luật TNHH Sao Sáng

luatsaosang@gmail.com 0936653636

NGƯỜI TIÊU DÙNG MUA SẮM CÁC SẢN PHẨM TRÊN MẠNG XÃ HỘI CÓ ĐƯỢC PHÁP LUẬT BẢO VỆ VỀ QUYỀN LỢI, LỢI ÍCH HỢP PHÁP KHÔNG.

13:07 CH
Thứ Ba 08/08/2023
 418

Hiện nay tình trạng người tiêu dùng online đang gặp khá nhiều sự cố như mua phải những mặt hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng. Vậy đứng trước tình trạng đó pháp luật có quy định gì để bảo vệ những đối tượng trên không?

I Căn cứ pháp lý

- Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010, sửa đổi bổ sung năm 2023;

- Nghị định 39/2007/NĐ-CP Quy định về hoạt động thương mại một cách độc lập thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh;

- Nghị định 99/2011/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

1. Người tiêu dùng là gì?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 3 luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có quy định: “1. Người tiêu dùng là người mua, sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng, sinh hoạt của cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức và không vì mục đích thương mại.”

Như vậy bất cứ ai nếu thực hiện hoạt động mua cũng như sử dụng, các sản phẩm hàng hóa,…. đều được xem như là người tiêu dùng kể cả đối với những người mua sắm trên mạng xã hội.

2. Trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức đối với người tiêu dùng trong hoạt động mua sắm online

Căn cứ theo khoản 1 Điều 6 Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng quy định: “Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là trách nhiệm của Nhà nước, tổ chức, cá nhân và toàn xã hội” Như vậy để giúp cho quyền lợi của người tiêu dùng được bảo đảm một cách tốt nhất theo đúng như quy định của pháp luật thì nhà nước đã đặt ra trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, các tổ chức cá nhân có liên quan. Căn cứ theo điều 37 Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng quy định về trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong kinh doanh giao dịch từ xa như sau:

“1. Khi thực hiện giao dịch từ xa, tổ chức, cá nhân kinh doanh phải cung cấp chính xác và đầy đủ cho người tiêu dùng các thông tin sau đây:

a) Tên, địa chỉ, số điện thoại, phương thức liên hệ khác (nếu có) của tổ chức, cá nhân kinh doanh hoặc của đại diện của tổ chức, cá nhân kinh doanh tại Việt Nam (nếu có);

b) Số giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc mã số doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác đối với tổ chức kinh tế; mã số thuế cá nhân đối với cá nhân;

c) Đo lường, số lượng, khối lượng, chất lượng, công dụng, giá, nguồn gốc, xuất xứ, thời hạn sử dụng của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; d) Chi phí giao hàng (nếu có);

đ) Phương thức, thời hạn thanh toán; thời gian, địa điểm, phương thức bán, cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; điều kiện và phương thức đổi, trả sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ;

e) Thời gian có hiệu lực của đề nghị thực hiện giao dịch;

g) Thông tin về các khoản phí, chi phí, thuế giá trị gia tăng, cách thức tính phí, chi phí có thể phát sinh và các điều kiện giao dịch chung áp dụng trong quá trình cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cho người tiêu dùng;

 h) Chi tiết về công dụng, cách thức sử dụng, bảo hành của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ;

i) Quyền của người tiêu dùng quy định tại khoản 3 Điều 38 của Luật này;

 k) Quy trình xử lý việc đổi, trả sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ hoặc chấm dứt thực hiện hợp đồng đã giao kết;

l) Quy trình tiếp nhận và giải quyết phản ánh, yêu cầu, khiếu nại của người tiêu dùng.

 2. Trường hợp giao dịch được thực hiện thông qua điện thoại hoặc hình thức liên lạc, đàm thoại khác, tổ chức, cá nhân kinh doanh có trách nhiệm thông tin ngay từ đầu về tên, địa chỉ của mình và mục đích của cuộc đàm thoại.

3. Trường hợp giao dịch được thực hiện trên không gian mạng, tổ chức, cá nhân kinh doanh có trách nhiệm thực hiện quy định của Luật này, pháp luật về thương mại điện tử và quy định khác của pháp luật có liên quan.

 4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.”

Theo đó các cơ quan, tổ chức nhà nước phải có trách nhiệm cung cấp đầy đủ và chính xác những thông tin, giấy tờ cũng như các thủ tục, quy trình liên quan đến xử lý sản phẩm nếu sản phẩm có lỗi hoặc hư hỏng từ bên phía người bán đến với người tiêu dùng.

Căn cứ theo Điều 11 Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cũng có quy định:

“1. Trường hợp phát hiện hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và quy định khác của pháp luật về quyền lợi người tiêu dùng, người tiêu dùng, tổ chức, cá nhân có liên quan có quyền yêu cầu trực tiếp hoặc bằng văn bản đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để được xử lý theo quy định của pháp luật.

 2. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm tiếp nhận và giải quyết yêu cầu của người tiêu dùng, tổ chức, cá nhân có liên quan theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và lĩnh vực được phân công.

 3. Trường hợp cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng nhận được yêu cầu quy định tại khoản 1 Điều này thuộc lĩnh vực quản lý của cơ quan nhà nước khác thì có trách nhiệm chuyển yêu cầu đến cơ quan đó và thông báo cho người tiêu dùng, tổ chức, cá nhân có liên quan biết.

……….”

Như vậy các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải có trách nhiệm tiếp nhận cũng như giải quyết những yêu cầu cầu của người tiêu dùng, tổ chức, cá nhân có liên quan đối với những hành vi xâm phạm đến quyền lợi của người tiêu dùng theo quy định của pháp luật. Ngoài ra đối với những sản phẩm, hàng hóa bị khuyết tật cơ quan, tổ chức, các cá nhân phải có trách nhiệm thu hồi lại sản phẩm căn cứ theo Điều 33 Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 như sau:

…….

a) Kịp thời tiến hành mọi biện pháp cần thiết để ngừng việc cung cấp và thu hồi sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật trên thị trường;

b) Công khai về sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật và việc thu hồi sản phẩm, hàng hóa đó theo hình thức niêm yết tại trụ sở, địa điểm kinh doanh và đăng tải trên trang thông tin điện tử, phần mềm ứng dụng (nếu có) của tổ chức, cá nhân kinh doanh cho đến khi kết thúc việc thu hồi;

 c) Thông báo công khai về sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật và việc thu hồi sản phẩm, hàng hóa đó ít nhất 05 số liên tiếp hoặc 05 ngày liên tiếp trên đài phát thanh, đài truyền hình, báo in, báo điện tử ở trung ương và địa phương nơi sản phẩm, hàng hóa đó lưu thông.

 3. Trường hợp phát hiện sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật nhóm B, tổ chức, cá nhân kinh doanh tự mình hoặc theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng hoặc cơ quan quản lý nhà nước ngành, lĩnh vực liên quan có trách nhiệm thực hiện quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều này.

 4. Nội dung thông báo, công khai quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này bao gồm:

 a) Mô tả sản phẩm, hàng hóa phải thu hồi; b) Lý do thu hồi sản phẩm, hàng hóa và cảnh báo nguy cơ thiệt hại do khuyết tật của sản phẩm, hàng hóa gây ra;

 c) Thời gian, địa điểm, phương thức thu hồi sản phẩm, hàng hóa;

 d) Thời gian, phương thức khắc phục khuyết tật của sản phẩm, hàng hóa;

đ) Nội dung khác có liên quan (nếu có) để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.”

Hoặc bồi thường thiệt hại do sản phẩm, hàng hóa khuyết tật gây ra nếu có theo điều 34 có quy định về bồi thường thiệt hại do sản phẩm, hàng hóa bị khuyết tật gây ra:

“1. Tổ chức, cá nhân kinh doanh có trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật do mình cung cấp gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người tiêu dùng, kể cả khi tổ chức, cá nhân đó không biết hoặc không có lỗi trong việc phát sinh khuyết tật, trừ trường hợp quy định tại Điều 35 của Luật này.

 2. Tổ chức, cá nhân kinh doanh có trách nhiệm bồi thường thiệt hại quy định tại khoản 1 Điều này bao gồm:

a) Tổ chức, cá nhân sản xuất sản phẩm, hàng hóa;

b) Tổ chức, cá nhân nhập khẩu sản phẩm, hàng hóa;

 c) Tổ chức, cá nhân gắn tên thương mại lên sản phẩm, hàng hóa hoặc sử dụng nhãn hiệu, chỉ dẫn thương mại khác cho phép nhận biết đó là tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu sản phẩm, hàng hóa;

d) Tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động trung gian thương mại đối với sản phẩm, hàng hóa;

đ) Tổ chức, cá nhân trực tiếp cung cấp sản phẩm, hàng hóa cho người tiêu dùng; e) Tổ chức, cá nhân khác chịu trách nhiệm về sản phẩm, hàng hóa theo quy định khác của pháp luật có liên quan.

3. Trường hợp không xác định được tổ chức, cá nhân kinh doanh tại các điểm a, b, c, d và e khoản 2 Điều này thì tổ chức, cá nhân kinh doanh quy định tại điểm đ khoản 2 Điều này có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người tiêu dùng, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

 4. Trường hợp nhiều tổ chức, cá nhân kinh doanh quy định tại khoản 2 Điều này cùng gây thiệt hại thì các tổ chức, cá nhân kinh doanh đó phải liên đới bồi thường thiệt hại cho người tiêu dùng.

 5. Việc bồi thường thiệt hại được thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan.”

 Như vậy có thể nói hiện nay quyền và lợi ích của người tiêu dùng dưới góc độ pháp luật vẫn đã và đang được bảo vệ. Người tiêu dùng trên các trang mạng xã hội vẫn luôn được bảo vệ về quyền và lợi ích hợp pháp của mình nhằm tạo nên một môi trường thương mại nghiêm túc và phát triển

Trên đây là nội dung Công ty Luật TNHH Sao Sáng gửi đến quý bạn đọc về người tiêu dùng mua sắm các sản phẩm trên mạng xã hội có được pháp luật bảo vệ quyền lợi hay lợi ích hợp pháp không?. Nếu có vấn đề còn thắc mắc cần được hỗ trợ giải đáp vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Email: luatsaosang@gmail.com hoặc hotline: 0936.65.36.36 – 0972.17.27.57 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.

Bài viết cùng chuyên mục

Bản đồ

Luật sư sẽ liên hệ lại với bạn ngay lập tức khi nhận được lịch

Danh mục

Tin mới

. .