Công ty luật TNHH Sao Sáng

luatsaosang@gmail.com 0936653636

Phân biệt giữa Che giấu tội phạm và Không tố giác tội phạm

14:37 CH
Thứ Hai 08/04/2024
 50

Theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự, có thể hiểu hành vi che giấu tội phạm là việc một hoặc một số người không thể nhận thức được tội phạm trước khi có hành vi phạm tội, và chỉ nhận thức sau khi người phạm tội đã thực hiện hành vi phạm tội.

Người che dấu tội phạm không chủ động hoặc đến trình báo với cơ quan chức năng nhưng lại có hành vi bao che cho người đã phạm tội, cố tình che giấu dấu cho hung thủ, xóa vết tích để lại trong quá trình phạm tội nhằm cản trở việc điều tra của cơ quan nhà nước, gây khó khăn cho công tác điều tra. Xóa vết tích của cuộc đàn áp, các dấu vết, bằng chứng và chứng cứ cần thu thập từ cơ quan công an.

Đây được xem là hành vi vi phạm pháp luật hình sự cản trở quá trình áp dụng pháp luật theo quy định hiện hành nhằm trừng trị người phạm tội, gây nguy hiểm cho xã hội mà Bộ luật hình sự đã có quy định về chế tài cụ thể. Tuy nhiên, về tính chất của tội phạm, ngoài việc đảm bảo tính nhân văn của con người trong lối sống Việt Nam, sẽ có một số trường hợp đặc biệt dành cho những đối tượng phù hợp đặc biệt.

Như vậy, nếu đối tượng bao che tội phạm nhằm cản trở hoạt động điều tra thuộc trường hợp thân nhân, ruột thịt như vợ chồng, con cái hoặc cha mẹ, ông bà, anh, chị, em ruột, cháu ruột. Theo quy định tại khoản 2 Mục 18 Bộ luật Hình sự 2015 sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi che giấu tội phạm của mình.

 

Nhưng khi phạm tội các đối tượng này đã có hành vi che đậy tội phạm có tính chất nguy hiểm hoặc rất nghiêm trọng liên quan đến nhà nước VN, chẳng hạn như tội xâm phạm đến an ninh quốc gia hoặc phạm tội khác, nhưng ở một mức độ đặc biệt hơn. 

Tội không tố giác tội phạm là hành vi của một người biết rõ về một tội phạm sẽ được thực hiện/diễn ra, hoặc đang được thực hiện hoặc thuộc trường hợp đã được thực hiện nhưng lại không tiến hành tố giác với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Nội dung tội phạm không tố giác được quy định tại Điều 19 Bộ luật hình sự 2015 như sau:

“Điều 19. Không tố giác tội phạm 

1. Người nào biết rõ tội phạm đang được chuẩn bị, đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện mà không tố giác, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội không tố giác tội phạm quy định tại Điều 390 của Bộ luật này. 

2.  Người không tố giác là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp không tố giác các tội quy định tại Chương XIII của Bộ luật này hoặc tội khác là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. 

3. Người không tố giác là người bào chữa không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp không tố giác các tội quy định tại Chương XIII của Bộ luật này hoặc tội khác là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do chính người mà mình bào chữa đang chuẩn bị, đang thực hiện hoặc đã thực hiện mà người bào chữa biết rõ khi thực hiện việc bào chữa.”

Điểm khác biệt

Về ý thức của người phạm tội

Che giấu tội phạm: Không có hành vi biết biết trước hành vi phạm tội và cũng không có hứa hẹn gì với người đã có hành vi phạm tội hình sự.

Không tố giác tội phạm: Biết rõ hành vi tội phạm sẽ, hoặc đã và đang được diễn ra nhưng vẫn chọn cách “giữ im lặng”

Ví dụ về “Che giấu tội phạm“: Anh A và B là hai người bạn thân của nhau, một lần A chạy sang nhà B nói rằng vừa đi cướp tài sản của người khác nhưng đã bị nhìn rõ mặt nên nhờ B cất giấu tài sản vừa cướp được (việc này B. hoàn toàn không biết do A đã thực hiện xong hành vi phạm tội và không nói cho ai biết trước khi có ý định thực hiện). Sau đó, B đã cất giấu tài sản cướp được và đưa A bắt xe khách đi vào Bắc, ba ngày sau Công an có đến nhà tìm B để điều tra về A nhưng B nói rằng đã lâu không gặp A và không biết giờ A đang ở đâu.

Ví dụ về “Không tố giác tội phạm”: Trong một lần nói chuyện với X, Y đã nói rằng, Y. sẽ vào nhà Z để ăn trộm vào đêm mốt vì Z đi vắng (X đã biết chắc chắn Y sẽ có hành vi phạm tội vì trước đó Y cũng đã từng có tiền án về tội ‘Trộm cắp tài sản”, vừa chấp hành xong hình phạt tù nhưng do dịch bệnh không đi làm đâu được, gia đình và bạn bè cũng xa lánh cho nên Y nên Y không có thu nhập và có ý định trở lại con đường cũ. Tuy nhiên, X đã không tố giác Y với cơ quan chức năng về hành động sắp diễn ra của Y và hậu quả là Y đã trộm tài sản trong nhà Z).

Về thời điểm phát hiện tội phạm

Che giấu tội phạm: Sau khi đã biết hành vi tội phạm đã được thực hiện hoàn tất

Không tố giác tội phạm: Bất cứ giai đoạn nào của một hành vi tội phạm khác (sắp/đang/đã xảy ra)

Về cách thức thực hiện

Che giấu tội phạm:

(i) Che giấu dấu vết, phi tang vật chứng của tội phạm

(ii) Cản trở việc phát hiện, điều tra, xử lý người phạm tội

Không tố giác tội phạm: Không tố giác hành vi phạm tội tới cơ quan có thẩm quyền.

Về hình phạt áp dụng

Ở khung hình phạt thứ nhất: Theo quy định tại Điều 389 Bộ luật Hình sự 2015, tội “Che giấu tội phạm” có thể chịu hình phạt cải tạo hoặc không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 05 năm; còn theo Điều 390 Bộ luật Hình sự 2015, thì người phạm tội “Không tố giác tội phạm” sẽ có thể chịu hình phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Ở mức khung hình phạt thứ hai cao hơn: quy định tại khoản 2 Điều 389, Bộ luật Hình sự 2015 quy định về mức hình phạt có tình tiết tăng nặng và mức độ vi phạm nghiêm trọng hơn được áp dụng đối với các trường hợp vi phạm pháp luật mà người phạm tội vi phạm lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để thực hiện hành vi “Che giấu tội phạm”, lấy tầm ảnh hưởng của mình để gây khó khăn cản trở cơ quan chức năng phát hiện tội phạm và điều tra tội phạm.

Về tính chất khi người phạm tội thuộc vào các trường hợp này sẽ gây khá nhiều khó khăn để thực thi pháp luật đối với những hành vi gây nguy hiểm cho xã hội nên mức hình phạt tù cũng ở mức cao hơn với mức án từ 02 năm đến 07 năm tù. Còn đối với tội “Không tố giác tội phạm” quy định tại khoản 2 Điều 390, Bộ luật Hình sự 2015 thì người không tố giác nếu đã có hành động can ngăn người phạm tội hoặc hạn chế tác hại của tội phạm, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt.

Trường hợp miễn, không bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt

Cá nhân không có hành vi khai báo nếu ngăn chặn được hung thủ, tội phạm hoặc hạn chế được tác hại của hành vi phạm tội có thể được miễn trách nhiệm hình sự hoặc chịu mức hình phạt nhẹ hơn.

Trên đây là toàn bộ tư vấn của chúng tôi, hy vọng rằng, những ý kiến tư vấn này, sẽ giúp làm sáng tỏ các vấn đề mà Quý vị đang quan tâm. Để có thể làm rõ hơn và chi tiết từng vấn đề nêu trên cũng như các vấn đề pháp lý mà Quý vị đang cần tham khảo thêm ý kiến chuyên môn. Xin vui lòng liên hệ ngay cho chúng tôi theo địa chỉ email: luatsaosang@gmail.com hoặc qua Tổng đài tư vấn: 0936.65.3636 - 0972.17.27.57 để nhận được sự tư vấn, giải đáp và hỗ trợ từ Luật Sao Sáng. Trân trọng cảm ơn !

Bài viết cùng chuyên mục

Bản đồ

Luật sư sẽ liên hệ lại với bạn ngay lập tức khi nhận được lịch

Danh mục

Tin mới

. .