Thủ tục thế chấp quyền sử dụng đất
Thế chấp sổ đỏ là cách gọi phổ biến của người dân dùng để chỉ việc thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất. Vậy quy trình thủ tục thực hiện như thế nào? Pháp luật quy định như thế nào về thế chấp quyền sử dụng đất. Hãy cùng Luật Sao Sáng tìm hiểu
Thế chấp đất là gì?
Điều 137 Bộ luật dân sự 2015 quy định: “Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp)”
Như vậy thế chấp đất là việc dùng quyền sử dụng đất của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ mà người thế chấp vẫn sử dụng tuân thủ các quy định về pháp luật dân sự và pháp luật về đất đai.
Phải đăng ký thế chấp mới có hiệu lực
Dù bên nhận thế chấp là tổ chức tín dụng hoặc cá nhân đều phải đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, nếu không đăng ký thế chấp sẽ không có hiệu lực. Nội dung này được quy định rõ tại Khoản 3 Điều 188 Luật Đất đai 2013, cụ thể là:
“Việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính”.
Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất phải công chứng
Theo Điểm a Khoản 1 Điều 167 Luật Đất đai 2013 quy định, hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại Điểm b Khoản này.
Hồ sơ đăng ký thế chấp
Theo Điều 39 Nghị định 102/2017/NĐ-CP, người yêu cầu đăng ký thế chấp nộp 1 bộ hồ sơ, gồm các giấy tờ sau:
- Phiếu yêu cầu đăng ký theo Mẫu số 01/ĐKTC (1 bản chính).
- Hợp đồng thế chấp hoặc hợp đồng thế chấp có công chứng, chứng thực trong trường hợp pháp luật quy định (1 bản chính hoặc 1 bản sao có chứng thực).
- Bản chính giấy chứng nhận.
- Văn bản thỏa thuận có công chứng, chứng thực giữa người sử dụng đất và chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất về việc tạo lập tài sản gắn liền với đất trong trường hợp thế chấp tài sản gắn liền với đất mà người sử dụng đất không đồng thời là chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất (1 bản chính hoặc 1 bản sao có chứng thực hoặc 1 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu).
- Giấy tờ chứng minh trong các trường hợp sau:
+ Văn bản ủy quyền trong trường hợp người yêu cầu đăng ký là người được ủy quyền (1 bản chính hoặc 1 bản sao có chứng thực hoặc 1 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu).
+ Một trong các loại giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng không phải nộp phí khi thực hiện đăng ký biện pháp bảo đảm.
Thủ tục thực hiện
Sau khi chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ nêu trên, người thực hiện thế chấp cần thực hiện các bước sau:
Bước 1: Nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký đất đai
Bước 2: Bổ sung các giấy tờ nếu trong trường hợp còn thiếu theo yêu cầu.
Bước 3: Nhận lại hồ sơ: người thực hiện yêu cầu đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất sẽ nhận kết quả trực tiếp tại Văn phòng đăng ký đất đai hoặc nhận kết quả qua bộ phận một cửa
Các khoản phí khi thực hiện thế chấp quyền sử dụng đất
Khi thực hiện việc thế chấp quyền sử dụng đất, các bên sẽ phải trả các khoản phí sau
Thứ nhất, lệ phí đăng ký giao dịch bảo đảm. Tùy theo từng địa phương mức lệ phí đăng ký giao dịch bảo đảm được quy định trong Quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành.
Thứ hai, lệ phí công chứng hợp đồng thế chấp
Theo Thông tư số 257/2016/BTC, mức thu phí công chứng cụ thể như sau:
Giá trị tài sản/Hợp đồng giao dịch |
Mức thu phí |
Dưới 50 triệu đồng |
50.000 đồng |
50 triệu đồng – 100 triệu đồng |
100.000 đồng |
Từ trên 100 triệu đồng – 1 tỷ đồng |
0,1% giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng |
Từ trên 1 tỷ đồng – 3 tỷ đồng |
1 triệu đồng + 0,06% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng vượt quá 1 tỷ đồng |
Từ trên 3 tỷ đồng – 5 tỷ đồng |
2,2 triệu đồng + 0,05% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng vượt quá 3 tỷ đồng |
Từ trên 5 tỷ đồng – 10 tỷ đồng |
3,2 triệu đồng + 0,04% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng vượt quá 5 tỷ đồng |
Từ trên 10 tỷ đồng – 100 tỷ đồng |
5,2 triệu đồng + 0,03% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng vượt quá 10 tỷ đồng |
Trên 100 tỷ đồng |
32,2 triệu đồng + 0,02% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng vượt quá 100 tỷ đồng (Mức thu tối đa là 70 triệu đồng/trường hợp) |
Hãy liên hệ Hotline: 0936653636 để được Sao Sáng tư vấn, hỗ trợ, giải đáp giúp bạn nhanh nhất.