Công ty luật TNHH Sao Sáng

luatsaosang@gmail.com 0936653636

Xây nhà trên đất nông nghiệp bị xử lý như thế nào?

9:34 SA
Thứ Tư 28/02/2024
 224

Hiện nay, có rất nhiều hộ dân đang hoặc đã xây dựng nhà ở, nhà xưởng, nhà chăn nuôi trên phần đất nông nghiệp. Vậy, việc xây dựng này có hợp pháp không, Có bị xử lý không?

1. Có được xây nhà trên đất nông nghiệp không?

Một trong những nguyên tắc sử dụng đất là sử dụng đất phải đúng mục đích. Trong pháp luật đất đai thì hành vi sử dụng đất không đúng mục đích là hành vi cấm. Do đó, nếu như xây dựng nhà ở trên đất nông nghiệp tức là sử dụng sai mục đích và sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính.

Đối với đất nông nghiệp nếu có nhu cầu xây dựng nhà ở thì bắt buộc phải chuyển mục đích sử dụng đất. Tại Điều 52 Luật Đất đai 2013 thì căn cứ để được chuyển mục đích sử dụng đất như sau:

- Kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

- Nhu cầu sử dụng đất thể hiện trong đơn chuyển mục đích sử dụng đất.

Đồng thời, khi chuyển mục đích đất từ đất nông nghiệp sang đất ở thì phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. 

Ngoài ra, Điều 6 luật Đất Đai 2013 quy định về nguyên tắc sử dụng đất như sau:

1. Đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và đúng mục đích sử dụng đất.

2. Tiết kiệm, có hiệu quả, bảo vệ môi trường và không làm tổn hại đến lợi ích chính đáng của người sử dụng đất xung quanh.

3. Người sử dụng đất thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình trong thời hạn sử dụng đất theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Như vậy, một trong những nguyên tắc khi sử dụng đất là sử dụng đúng mục đích. Hay nói cách khác, phải sử dụng đúng mục đích sử dụng đất, nếu sử dụng sai mục đích sẽ bị xử lý vi phạm hành chính.

2. Mức xử phạt hành chính khi xây nhà trên đất nông nghiệp

Khoản 2, khoản 3 Điều 11 Nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định:

2. Chuyển đất trồng cây hàng năm khác, đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối, đất nông nghiệp khác sang đất phi nông nghiệp tại khu vực nông thôn thì hình thức và mức xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép dưới 0,02 héc ta;

b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,02 héc ta đến dưới 0,05 héc ta;

c) Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;

d) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;

đ) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;

e) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 01 héc ta đến dưới 03 héc ta;

g) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 03 héc ta trở lên.

3. Chuyển đất trồng cây hàng năm khác, đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối, đất nông nghiệp khác sang đất phi nông nghiệp tại khu vực đồ thị thì hình thức và mức xử phạt bằng 02 lần mức phạt quy định tại khoản 2 Điều này.

Theo đó thì hành vi xây dựng nhà ở trái phép trên đất chưa chuyển mục đích sử dụng có thể bị xử lý vi phạm hành chính

3. Xây nhà trên đất nông nghiệp có bị tháo dỡ không?

Căn cứ Điều 9, 10, 11 và Điều 12 Nghị định 91/2019/NĐ-CP, khi sử dụng đất sai mục đích (tự ý chuyển đất nông nghiệp sang đất ở hoặc đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở bằng hành vi dễ nhận thấy nhất là xây nhà trên đất không phải là đất ở) thì bị phạt tiền và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả, trong đó có biện pháp buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu.

Biện pháp buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu có nghĩa là phải tháo dỡ nhà ở (nếu có) vì sử dụng đất sai mục đích.

Không chỉ tại Nghị định xử lý vi phạm hành chính về đất đai (Nghị định 91/2019) mới quy định biện pháp buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu, mà tại Điều 92 Luật Nhà ở 2014 cũng quy định rõ về các trường hợp nhà ở phải phá dỡ, cụ thể:

1. Nhà ở bị hư hỏng nặng, có nguy cơ sập đổ, không bảo đảm an toàn cho người sử dụng đã có kết luận kiểm định chất lượng của cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh nơi có nhà ở hoặc trong tình trạng khẩn cấp, phòng chống thiên tai.

2. Nhà ở thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 110 của Luật này.

3. Nhà ở thuộc diện phải giải tỏa để thu hồi đất theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

4. Nhà ở xây dựng trong khu vực cấm xây dựng hoặc xây dựng trên đất không phải là đất ở theo quy hoạch đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

5. Nhà ở thuộc diện phải phá dỡ theo quy định của pháp luật về xây dựng.

Như vậy, khi xây nhà trên đất nông nghiệp thì không được nộp phạt để tồn tại. Hay nói cách khác, nếu xây dựng nhà ở trên đất nông nghiệp thì bắt buộc phải tháo dỡ, nếu không tự nguyện phá dỡ sẽ bị cưỡng chế tháo dỡ.

Trên đây là toàn bộ tư vấn của chúng tôi, hy vọng rằng, những ý kiến tư vấn này, sẽ giúp làm sáng tỏ các vấn đề mà Quý vị đang quan tâm. Để có thể làm rõ hơn và chi tiết từng vấn đề nêu trên cũng như các vấn đề pháp lý mà Quý vị đang cần tham khảo thêm ý kiến chuyên môn. Xin vui lòng liên hệ ngay cho chúng tôi theo địa chỉ email: luatsaosang@gmail.com hoặc qua Tổng đài tư vấn: 0936.65.3636 - 0972.17.27.57 để nhận được sự tư vấn, giải đáp và hỗ trợ từ Luật Sao Sáng. Trân trọng cảm ơn !

Bài viết cùng chuyên mục

Bản đồ

Luật sư sẽ liên hệ lại với bạn ngay lập tức khi nhận được lịch

Danh mục

Tin mới

. .