Công ty luật TNHH Sao Sáng

luatsaosang@gmail.com 0936653636

TRÌNH TỰ XIN CẤP LẠI SỔ ĐỎ KHI BỊ MẤT

8:39 SA
Thứ Ba 06/12/2022
 1015

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hay còn biết đến với tên gọi quen thuộc là sổ đỏ - là giấy tờ quan trọng xác nhận về quyền sử dụng đất của tổ chức, cá nhân, hộ gia đình. Vậy trong trường hợp không may bị mất sổ đỏ, công dân cần phải làm gì? Chi tiết về thủ tục cấp lại sổ đỏ khi bị mất được thực hiện như sau.

1. Sổ đỏ là gì?

Theo Khoản 16 Điều 3 Luật Đất đai 2013 quy định: 

"Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất".

2. Điều kiện được cấp Giấy chứng nhận (Sổ đỏ)

Theo quy định của pháp luật, các điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất giữa các thửa đất có thể không giống nhau vì mỗi thửa đất có nguồn gốc, tình trạng sử dụng đất là khác nhau.

Căn cứ Điều 100, 101 Luật Đất đai 2013 và Điều 20, 21, 22, 23 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, điều kiện được cấp Giấy chứng nhận được chia thành 02 trường hợp cụ thể sau đây:

– Trường hợp 1: Có giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013 và Điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ-CP.

– Trường hợp 2: Không có giấy tờ về quyền sử dụng đất (đa số thửa đất mà hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng hiện chưa được cấp Giấy chứng nhận lần đầu đều thuộc trường hợp không có giấy tờ về quyền sử dụng đất).

Trong mỗi trường hợp cụ thể để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cần đáp ứng những điều kiện khác nhau.

Làm lại Sổ đỏ bị mất có cần xác nhận của công an?

3. Thủ tục cấp lại sổ đỏ khi bị mất

3.1 Khai báo về việc mất sổ đỏ

- Theo Khoản 1 Điều 77 Nghị định 43/2014/NĐ-CP thì khi bị mất sổ đỏ, trước tiên, hộ gia đình, cá nhân cần khai báo về việc mất sổ đỏ với ủy ban nhân dân (UBND) xã nơi có đất.

=> UBND xã nơi có đất niêm yết thông báo mất sổ đỏ tại trụ sở UBND. Riêng trường hợp sổ đỏ bị mất do thiên tai, hỏa hoạn thì không cần niêm yết.

- Trường hợp là tổ chức trong nước, cơ sở tôn giáo, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài: Thì phải đăng tin mất sổ đỏ trên phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương.

3.2. Hồ sơ làm lại sổ đỏ bị mất

Hồ sơ nộp khi thực hiện thủ tục cấp lại sổ đỏ do bị mất gồm có:

- Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận theo Mẫu số 10/ĐK;

- Giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về việc đã niêm yết thông báo mất giấy trong thời gian 15 ngày đối với hộ gia đình và cá nhân;

Giấy tờ chứng minh đã đăng tin 03 lần trên phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương về việc mất Giấy chứng nhận đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, cá nhân nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện dự án đầu tư;

Trường hợp mất Giấy chứng nhận do thiên tai, hỏa hoạn phải có giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về việc thiên tai, hỏa hoạn đó.

Lưu ý: Người dân khi nộp hồ sơ được lựa chọn một trong các hình thức sau:

- Nộp bản sao giấy tờ đã có công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật về công chứng, chứng thực;

- Nộp bản sao giấy tờ và xuất trình bản chính để cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra đối chiếu và xác nhận vào bản sao;

- Nộp bản chính giấy tờ.

(Khoản 2 Điều 9, Điều 10 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT, khoản 9 Điều 7 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT).

3.3. Nơi nộp hồ sơ

Theo khoản 2 và khoản 3 Điều 60 Nghị định 43/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định nơi nộp hồ sơ như sau:

– Hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ tại ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất nếu có nhu cầu.

– Không nộp tại ủy ban nhân dân cấp xã, thì các cá nhân có thể nộp hồ sơ tại những địa điểm sau:

+ Hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện hoặc nộp tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện đối với nơi chưa thành lập Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai.

+ Đối với địa phương đã tổ chức bộ phận một cửa để tiếp nhận và trả kết quả thủ tục hành chính thì nộp tại bộ phận một cửa cấp huyện.

3.4 Chi phí làm sổ đỏ

Công dân làm thủ tục cấp lại sổ đỏ khi bị mất thì phải chịu lệ phí cấp lại sổ đỏ căn cứ theo mức thu của từng địa phương khác nhau.

Theo đó, tại mỗi địa phương, mức thu lệ phí sẽ do Hội đồng nhân dân tỉnh quy định, ví dụ như:

- Tại Hà Nội: Lệ phí cấp lại sổ đỏ thực hiện theo Nghị quyết 06/2020/NQ-HĐND ngày 7/7/2020.

+ Trường hợp sổ đỏ chỉ có quyền sử dụng đất (không có nhà và tài sản khác gắn liền với đất): Mức thu với cá nhân, hộ gia đình tại các phường thuộc quận, thị xã là 20.000 đồng/lần, khu vực khác là 10.000 đồng/lần; tổ chức là 50.000 đồng/lần.

+ Trường hợp sổ đỏ gồm cả quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất: Mức thu với cá nhân, hộ gia đình tại các phường thuộc quận, thị xã là 50.000 đồng/lần, khu vực khác là 25.000 đồng/lần; tổ chức là 50.000 đồng/lần.

- Tại thành phố Hồ Chí Minh: Lệ phí cấp lại sổ đỏ thực hiện theo Nghị quyết 124/2016/NQ-HĐND ngày 9/12/2016.

+ Đối với cá nhân, hộ gia đình thuộc quận: 20.000 đồng/lần.

+ Đối với cá nhân, hộ gia đình thuộc huyện: 10.000 đồng/lần.

+ Đối với tổ chức: 20.000 đồng/lần.

+ Trường hợp cấp lại sổ đỏ mà có đăng ký thay đổi tài sản trên đất thì lệ phí 50.000 đồng/lần.

Trên đây là nội dung Công ty Luật TNHH Sao Sáng gửi đến quý bạn đọc về vấn đề cấp lại sổ đỏ khi bị mất hiện nay. Nếu có vấn đề còn thắc mắc cần được hỗ trợ giải đáp vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Email: luatsaosang@gmail.com hoặc hotline: 0936.65.36.36 – 0972.17.27.57 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.

Bài viết cùng chuyên mục

Bản đồ

Luật sư sẽ liên hệ lại với bạn ngay lập tức khi nhận được lịch

Danh mục

Tin mới

. .