THỦ TỤC XIN CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG
Giấy phép môi trường là gì?
Giấy phép môi trường được hiểu là văn bản do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành cho phép chủ dự án, cơ sở sản xuất, kinh doanh vận hành toàn bộ hoặc một phần công trình dự án, cơ sở sản xuất, kinh doanh với các yêu cầu, điều kiện bảo vệ môi trường cụ thể khi chủ dự án, cơ sở sản xuất, kinh doanh đáp ứng đủ các điều kiện theo luật định.
1. Giấy phép môi trường là gì?
Giấy phép môi trường được hiểu là văn bản do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành cho phép chủ dự án, cơ sở sản xuất, kinh doanh vận hành toàn bộ hoặc một phần công trình dự án, cơ sở sản xuất, kinh doanh với các yêu cầu, điều kiện bảo vệ môi trường cụ thể khi chủ dự án, cơ sở sản xuất, kinh doanh đáp ứng đủ các điều kiện theo luật định.
2. Các loại giấy phép môi trường
Có nhiều cách để phân loại các giấy phép về môi trường như:
- Căn cứ vào loại tài nguyên:
+ Đối với tài nguyên nước, giấy phép tài nguyên nước bao gồm: Giấy phép thăm dò nước dưới đất; giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt; giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất; giấy phép khai thác, sử dụng nước biển; giấy phép xả nước thải vào nguồn nước (Luật tài nguyên nước 2012).
+ Đối với thủy sản có thể kể đến giấy phép khai thác thủy sản trên biển, giấy phép đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài có tàu hoạt động thủy sản trong vùng biển Việt Nam (Luật thủy sản 2017).
+ Đối với khoáng sản: Giấy phép thăm dò khoáng sản, giấy phép khai thác khoáng sản, giấy phép khai thác tận thu khoáng sản (Luật khoáng sản 2010).
- Căn cứ theo lĩnh vực hoạt động:
+ Trong lĩnh vực giao thông vận tải: Giấy phép vận chuyển;
+ Trong lĩnh vực xử lý chất thải: Giấy phép xử lý chất thải nguy hại;
+ Trong lĩnh vực xây dựng: Giấy phép xây dựng.
3. Thủ tục xin giấy phép môi trường
Tùy thuộc vào lĩnh vực hoạt động, đối tượng tác động của dự án, chủ doanh nghiệp, chủ đầu tư dự án phải xin giấy phép bảo vệ môi trường khác nhau. Theo đó, thủ tục làm giấy phép môi trường cũng khác nhau. Tuy vậy, thủ tục xin giấy phép môi trường có thể được thực hiện thông qua các bước sau:
Bước 1: Nộp hồ sơ
Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép nộp hồ sơ và nộp phí thẩm định hồ sơ theo quy định của pháp luật cho cơ quan tiếp nhận hồ sơ.
Cơ quan tiếp nhận hồ sơ có thể là:
- Cục Quản lý tài nguyên nước thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường;
- Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam;
- Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tiếp nhận;
- Sở Xây dựng;
- Sở Giao thông vận tải;
- Chi cục thủy sản các tỉnh, thành phố…
Bước 2: Tiếp nhận và xem xét hồ sơ
Trong thời hạn pháp luật quy định, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm xem xét, kiểm tra hồ sơ. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép để bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo quy định.
Trường hợp hồ sơ sau khi đã bổ sung mà vẫn không đáp ứng yêu cầu theo quy định thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ trả lại hồ sơ và thông báo rõ lý do cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép.
Bước 3: Thẩm định
Trong thời hạn pháp luật quy định, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm thẩm định; nếu cần thiết thì kiểm tra thực tế hiện trường, lập hội đồng thẩm định. Trường hợp đủ điều kiện cấp phép, cơ quan tiếp nhận hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép; trường hợp không đủ điều kiện để cấp phép thì trả lại hồ sơ cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép và thông báo lý do không cấp phép;
Trường hợp phải bổ sung, chỉnh sửa để hoàn thiện thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ gửi văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép nêu rõ những nội dung cần bổ sung, hoàn thiện đề án, báo cáo. Thời gian bổ sung, hoàn thiện hoặc lập lại đề án, báo cáo không tính vào thời gian thẩm định đề án, báo cáo.
Trường hợp không thể bổ sung, chỉnh sửa để hoàn thiện, cơ quan tiếp nhận hồ sơ gửi văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép nêu rõ những nội dung chưa đạt yêu cầu, phải làm lại và trả lại hồ sơ đề nghị cấp phép.
Bước 4: Trả kết quả
Trong thời hạn pháp luật quy định, kể từ ngày nhận được giấy phép của cơ quan có thẩm quyền, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép để thực hiện nghĩa vụ tài chính và nhận giấy phép.
Trên đây là một số thông tin về thủ tục xin cấp giấy phép môi trường. Nhìn chung, đây là thủ tục khá phức tạp, các cá nhân, tổ chức nên sử dụng dịch vụ của các công ty có uy tín và kinh nghiệm để việc thực hiện thủ tục được nhanh chóng, hiệu quả và tiết kiệm chi phí.
Với thành tích đã đạt được của mình, BSL chúng tôi luôn đảm bảo đem lại cho Quý khách hàng chất lượng dịch vụ cao với chi phí hợp lý. Sau tiếp nhận yêu cầu xin cấp giấy phép môi trường của các cá nhân, tổ chức, BSL tiến hành tư vấn cho khách hàng, hỗ trợ khách hàng hoàn thiện hồ sơ và đại diện khách hàng làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nếu khách hàng có nhu cầu và trả kết quả giấy phép cho khách hàng.
BSL xin trân thành cảm ơn!